MŨI MÁC

  • Tên khoa học: Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae); còn gọi là Bồ công anh – Diếp dại – Diếp trời – Rau bao – Rau bồ cóc – mot mét.

  • Bộ phận dùng: Lá của cây mũi mác phơi khô. Được ghi nhận vào Dược điển VN với tên Bồ công Anh.

  • Mô tả: Cây Bồ công anh là một cây cỏ cao 0,60 – 1m, có thể tới 3m, thân thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá có nhiều hình dạng khác nhau: lá phía dưới thuôn, rất nhọn đầu, như mũi mác, dài 30cm, rộng 5 – 6cm, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to thô; lá phía trên ngắn và hẹp hơn, nguyên chứ không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Bấm vào lá và thân đều có thấy tiết ra dịch nhũ màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Hoa tự là một chùm dài, phân nhánh nhiều, các đầu nhóm họp thành từng 2 – 5 cái, tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8 – 10hoa vàng hay vàng nhạt. Mùa hoa tháng 11 – 12. Quả bế đen, mơ trắng nhạt, có cánh khi già bay theo chiều gió, mọc lan rộng và mọc hoang ở nhiều nơi khắp nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hái tháng 5 – 7. Khi trời khô ráo, hái ngọn cây, ngọn cành theo đúng quy cách, có nhiều bánh tẻ. Loại bỏ lá xấu, lá già vàng úa, không lấy các ngọn có hoa, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho thật khô. Cây mũi mác vị hơi đắng. Loại mũi mác khô, lá màu lục xám, không mốc, không vụn nát là tốt. Có 2 loại:

    • Toàn lá bánh tẻ và đoạn ngọn cây, ngọn cành dài dưới 20cm, có nhiều lá.

    • Các đoạn ngọn cây và đoạn cành dưới 50cm có nhiều lá bánh tẻ.

Hiện nay, dùng cả cây diếp dại như cây mũi mác. Cây ca0 0,5 – 2m. Lá không có răng cưa mà mép nhẵn như ây rau diếp. Hoa tự hình ngũ, ,màu vàng nhạt, khi già cũng thành bông bay xa.

Cây sơn oa cự của Trung Quốc có nhiều điểm rất giống cây mũi mác của ta. Có nơi còn dùng cả cây Lưỡi mèo (Sonchus arvensis Linn, cùng họ) cũng gọi là rau diếp dại là cây sống 2 năm. Thân đứng, cao khoảng 1m, Lá thuôn nhọn mũi, có răng, có tai, phần gốc ôm lấy thân, bấm có nhựa trắng như sữa. Đầu mọc thành ngù hình tán. Đầu hình chuông. Các lá bắc hình dải ngọn, có lông rắn. Hoa nhiều. Mào lông rất mềm và trắng. Quả bế dẹp, thuôn hai đầu có 5 cạnh, có hoa quả vào mùa đông xuân.

Cũng cần phân biệt tránh nhầm lẫn với cây Bồ công anh: Cây thấp 0,2 – 0,4m lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc hoặc Cây chỉ thiên (Elephantopus scaber Linn, cùng họ) thấp khoảng 0,2 – 0,4m, lá mọc sát đất thành hình hoa thị như Bồ công anh nhưng cụm hoa gồm nhiều đầu, họp thành dạng ngủ như một đầu kép. Trong mỗi đầu có 4 hoa màu tím nhạt. Ở miền Nam nước ta, Cây Chỉ thiên được dùng với tên Bồ công anh (tương tự như miền Nam TRung Quốc).

  • Công dụng chủ yếu dùng để làm thuốc tiêu độc, chữa mụn nhọt.

    • Liều dùng: 6 – 12g. Sắc uống.

  • Bài thuốc Cao KBĐ chữa loét giác mạc đơn thuần (Viện Mắt Hà Nội): Dùng Kim ngân hoa 70gl Bồ công anh (Lactuca sp hay Sonchus arvensis) 65g; Đơn tướng quân 65g. Nấu thành cao đặc (1g dược liệu 1g cao), uống ngày 50ml cho trẻ em hay bệnh nhẹ; 75 – 100ml cho người lớn hay bệnh nặng. Chia làm 2 lần uống sau bữa ăn độ 30 phút hay 1h. Không dùng khi trời lạnh, đối với người có bệnh đường ruột mạn tính hay người đang tiêu chảy thể tạng hàn.

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm ướt, tránh làm nát vụn.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan