MỘC QUA
-
Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria (Loisel0 Koidz – họ Hoa Hồng (Rosaceae); còn gọi là Niêm ngạnh Hải đường.
-
Bộ phận dùng: Quả chín đã chế biến khô của cây Mộc qua (Fructus Chaenomelis lagenariae). Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
-
Mô tả: Cây mộc qua là một cây nhỡ cao 2 – 3 m, cành có gai, lá có cuống ngắn 0,5 – 1,5m, phiến lá hình mác, dài 2 – 10cm, rộng 1,5 – 3cm, mép có răng cưa,mặt trên màu xanh, ,mặt dưới tím nhạt, có lá kèm. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, cánh hoa màu hồng đỏ (cũng có cây hoa trắng), cuống hoa ngắn, mùa hoa tháng 3 – 4. Quả thịt hình trứng, bầu dục dài 6 – 8cm, ngang 3 – 4cm, bên ngoài nhẵn bóng mùi thơm. Mùa quả tháng 9 – 10. Cây này chủ yếu thấy ở vùng Tây nam TQ.
-
Thu hái và chế biến: Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng lục, hái về đem nhung vào nước sôi, đun 5 phút vơt ra phơi cho tới khi vỏ ngoài có nếp nhăn, bổ odjc quả làm 2 rồi phơi hoặc sấy nhẹ đến khi khô.
-
Công dụng: Theo Đông y, mộc qua vị chua, chát tính ấm, vào 4 kinh: Tỳ, Vị, Can và Phế. Có tác dụng trừ thấp, giãn xương, liễm phế. Theo Tây y, mộc qua có tác dụng chống tê thấp, chống co thắt, chống nôn, tạo huyết (hematopoietic). Chữa các chứng bệnh phong tê thấp, đau nhức cơ, gân, xương, khớp, chuột rút, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, bắp chân sưng phù tom nặng tê bại.
-
Liều dùng: 6 – 12g.
-
Lưu ý: Người bí tiểu, ruột, dạ dày nhiệt không nên dùng.
-
-
Bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa các chứng bệnh tê thấp, chân mềm yếu tê dại, thương tích do ngã, đòn đánh: Mộc qua 30g; Ngũ gia bì 30g; Uy linh tiên 15g. Tán bột, mỗi lần uống 9g với nước còn âm ấm hay với rượu.
-
Bài số 2: Chữa viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa, tiêu chảy, co thắt cơ ruột: Dùng Mộc qua 15g; Ngô thù du 6g; Hồi hương 6g; Gừng tươi 6g; Tía tô 6g; Sắc uống.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp