MƠ VÀ HOA MƠ

  1. MƠ MUỐI

  • Tên khoa học: Armeniaca vulgaris Lamk, họ Hoa hồng (Rosacae); CÒn gọi là Hạnh – Khổ hạnh nhân – ô mai – Má phong.

  • Bộ phận dùng: Những quả mơ già, chưa chín đã được chế biến khô của cây mơ, còn gọi là Diêm mai. Bạch mai, Ô mai. Đã được ghi nhận vào Dược điển.

  • Mô tả: Cây mơ là một cây nhỡ, cao độ 4 – 5m, có thể tới 10m. Lá mọc so le, có cuống dài 1 – 1,5cm, phiến lá dài 6 – 8cm, rộng 3 – 4cm, hình bầu dục, thót nhọn ở đầu, mép có răng cưa nhỏ, lá non có nhiều lông ơt ở 2 mặt. Hoa có cuống ngắn, có 5 cánh, màu trắng hay hơi phớt hồng, mùi thơm, trông rất đẹp, thường có thể làm hoa trang trí. Cây độ 2 năm đã ra hoa, hoa nở vào cuối đông trước khi cây ra lá. Quả hạch hình cầu dẹt, phủ lông tơ, có một đường rãnh ở một bên, đường kinh 1,5 – 2,5cm, màu xanh lục khi chín thì màu vàng, có nhiều thịt, vị vhua, trong có 1 hạch (thường gọi là hạt), trong hạch có một hạt (thường gọi là nhân). Quả chín cào tháng 3 – 4. Cây mơ phần lớn là cây trồng ở khắp nơi trong nước ta. Quý nhất là mơ Hương (vùng Hương tích – chàa Hương) vì có hương thơm mà không mơ nào có được. Nhiều bộ phận của cây mơ được dùng làm thuốc:

    • Quả mơ – Fructus Armeniacae để chế biến làm ô mai.

    • Hoa mơ – bạch mai hoa - Flos Armeniacae.

    • Nhân hạt mơ – Semen Armeniacae

    • Dầu mơ – Oleum Armeniacae.

    • Gỗ mơ (cây già), chẻ nhỏ hãm với nước chè uống cho thơm mát và nhẹ người.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hái vào tháng 3 – 4 hái những quả mơ chín vàng cùi dày, rửa sạch, phơi độ 1- 2 nắng cho héo, da vỏ nhăn, sau đó bỏ vào vại sành muối như cà (Không đổ nước) muối được 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, phơi khô cho tái rồi lại cho vào muối lần thứ 2, thêm 1 ngày 1 đêm nữa đem phơi cho thật khô cho tới khi da trắng, thịt đỏ là tốt. Muối thấm vào quả mơ, kết tinh thành 1 lớp phấn trắng nên gọi là Bạch mai hay Diêm mai (nếu chưa có được lớp muối kết tinh thì muối lại như trên).

  • Công dụng: Theo Đông y, mơ muối vị chua, mặn, tính ấm vào 3 kinh Can, Tỳ, Phế. Có tác dụng liễm phổi, thông đờm, sát khuẩn làm tăng bài tiết tân dịch,làm ra mồ hôi, giải nhiệt, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh ho lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày, lị lâu ngày, tiêu chảy ra máu, băng huyết, giun đũa quấy rối gây nôn mửa, người mệt háo khát. Ngoài ra, ngâm quả mơ với đường tạo thành siro mơ (theo lượng 1 mơ 2 đường) dùng pha nước mơ: thanh nhiệt người háo khát, trị ho. Một loại nước giải khát cực kỳ quý.

    • Liều dùng: 2,5g – 5g. Sắc uống. Cũng có khi thêm cam thảo và gừng gọi là Ô mai cam thảo ngậm để chữa ho.

    • Lưu ý: Người bị trướng đầy, ngoại cảm chưa hết, con gái chưa đến tuổi hành kinh, đàn bà mới đẻ không nên dùng.

    • Gọi là Ô mai thực ra chưa chính xác vì Ô mai được chế biến theo quy trình khác nhau và sản phẩm có được là màu đen. Ví dụ 1 cách làm ô mai: Sấy trên lò than củi nóng vừa phải cho khô, thường sấy 2 hôm, xong đậy lại cho quả mơ chuyển sang màu đen và được. Hơi khói giúp bảo quản tốt hơn. Để chế biến Ô mai, TQ dùng quả của cây Mai cùng họ Hoa Hồng.

  • Bảo quản: để nơi khô ráo, râm mát, đề phòng ẩm ướt, không nên để chum lạo kín mà không cô chất chống ẩm.

  1. HOA MƠ

  • Tên khoa học: Flos Armeniaccac immaturus; còn gọi là Bạch mai hoa.

  • Mô tả: Hoa mơ hình cầu, đơngf kính 0,5 – 0,65cm, dưới có cuống ngắn. Phía trên cuống lá bao hoa hình thành từng lớp vảy màu nâu. Trong hoa có cánh dài, cánh hoa màu trắng, nhiều nhị đực màu vàng, 1 nhị cái, 1 vòi nhụy nhỏ dài.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa xuân khi cây mới nở ra hoa thì hái nụ hoa chưa nở, đem phô hoặc sấy khô loại bỏ cuống vụn và tạp chất. Hoa mơ thơm nhẹ vị nhạt hơi chát. Loại hoa mơ nguyên vẹn, bao hoa chưa nở, đài màu lục, cánh hoa trắng, mùi thơi nhẹ là tốt. Gọi là Lục ngạc mai.

  • Công dụng: Đông y, hoa mơ vị hơi chua, tính bình sáp. Có tác dụng khai vị, ăn ngọn cơm. Làm bài tiết tân dịch, an thần, tiêu đờm, tán uất, giúp dễ thở, giải độc trừ gan. Dùng chữa các chứng bệnh cảm nắng; khát, mỏi mệt, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, bị tắc nghẽn trong người khó chịu, đờm tắc, mụn nhọt tràng nhạc.

    • Liều dùng: 2,5 – 5g, dùng ngoài da đắp mụn nhọt vừa đủ dùng.

  • Bảo quản nơi khô ráo, phòng ẩm ướt, sâu mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan