MỎ QUẠ

  • Tên khoa học: Mỏ quạ: Cudrannia cochinchinensiaa (Lour) Corner, họ Dâu tằm (Moraceae); Tên khác Vàng lồ - Hoàng lồ 0 Xuyên phá thạch.

    • Mỏ quạ 3 mũi: Cudrania tricuspidata (Carr)Bur ex Lav. Cùng họ; còn gọi là Cây chá – Vàng lồ 3 mũi.

  • Bộ phận dùng: Rễ và lá tươi hoặc đã chế biến khô của 2 cây mỏ quạ nói trên.

  • Mô tả cây: Cây mỏ quạ mọc thành bụi, có cành dài, dẻo, vươn dài 5 – 6m ,cây cao 2 – 3m, thân lá có nhựa trắng như sữa. Vỏ thân màu trắng có nhièu lỗ bí. Thân và cành có nhiều gai cứng, quặp đầu xuống như mỏ con quạ, gai dài 4 – 8cm, rộng 3 – 5cm, mép nguyên, cụm hoa hình đầu đơn tính, khác gốc mọc ở nách lá. Quả nạc hình cầu mềm, khi chín màu vàng, hoa tháng 4 – 5, quả tháng 10 – 12.

    • Cây mỏ quạ 3 mũi, phiến lá dầu có mũi dài, gốc tù. Cây mỏ quạ mọc hoang ở vùng nông thôn, miền đồi núi nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Lá thu hái về mùa hạ, tươi hay phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô hay thái phiến phơi khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, mỏ quạ (rễ và lá) vịđắng, tính hơi mát.

    • Rễ có tác dụng: chữa phong thấp, chữa ho, dùng chữa phong thấp, đau gân xương.

    • Lá mỏ quạ tươi đã được ứng dụng đắp các vết thương phần mềm trong chiến tranh (Cụ Lang Long – Hải Dương). Dùng như sau: Lá mỏ quạ tươi rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ nát, đắp vết thương. Mỗi ngày thay băng 1 lần. Dùng nước chế để rửa vết thương gồm: Lá trầu không 40g; đun với 2 lít nước cho sôi để nguội, thêm 8g phèn chua phi, khuấy cho tan, lọc, đóng chai để rửa. Nếu vết thương đỡ nhưng lâu đầy thì dùng công thức: Lá mỏ quạ tươi + lá bòng bong tươi rửa sạch, lượng bằng nhau giã nát đắp vết thương, ngày thay băng 1 lần. Sau đó 3 – 4 ngày dùng bài thuốc Lá mỏ quạ tươi – lá bòng bong – Lá cây Hàn the rửa sạch, ba thứ lượng bằng nhau giã nát đắp vết thương. Sau 2 – 3 lần thay băng thì đổi bài thuốc bột: Phấn cây cau (sao qua) 20g; Phấn cây chè (sao qua) 16g; Bồ hóng (ô long vĩ) 8g; Phèn chua phi 4g. Tán mịn, trộn đều, rắc lên vết thương cho đến khi đóng vảy bong ra là khỏi.

Điều này cho thấy cây có tính kháng sinh cao, giúp vết thương chóng lành dù điều kiện khó khăn.

    • Liều dùng: Rễ hoặc lá: 10 – 40g sắc uống. nếu tươi có thể tăng gấp hai, ba lần. Dùng ngoài da: lượng vừa đủ.

  • Bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa lao phổi, ho ra máu, sốt hâm hấp buổi chiều, đờm vàng: Rễ cây mỏ quạ 30g; Bách bộ 10g. Sắc uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.

    • Bài số 2: Chữa ho do phế nhiệt: Rễ cây mỏ quạ 30g; Thái lát, sao nhẹ. Sắc uống, chia làm 3 – 4 lần, uống trong 1 ngày.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan