MẸ BẦU CÓ NÊN DÙNG NGẢI CỨU?

Ngải cứu được trồng nhiều ở khắp nơi ngay trong vườn nhà, là một vị thuốc quý, tuy nhiên đối với mẹ bầu dùng như thế nào, và bao nhiêu là phù hợp thì ít người biết.

Trong Đông y, Ngải cứu có vị đắng cay, mùi hắc, tươi tính ôn ấm, khô thì tính nóng có tác dụng bổ khí huyết, làm tan hàn thấp, thông kinh sát trùng, giúp vết thương mau lành, trị mụn nhọt, nâng cao thể trạng… với nữ giới còn có tác dụng điều hòa khí huyết, làm ấm tử cung, điều hòa kinh nguyệt, an thai…

Việc dùng ngải cứu với phụ nữ đang mang thai cần lưu ý một số điểm:

-      Do ngải cứu có tác dụng làm co hồi tử cung nên trong 3 tháng đầu, nếu muốn dùng thì chỉ nên sử dụng một tuần 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ nên dùng vài ngọn (những bà mẹ có tiền sử xảy thai, sinh non thì không nên dùng trong 3 tháng này).

-      Sau 3 tháng đầu, có thể dùng tăng liều nhưng nên dùng điều độ, không nên dùng quá nhiều thì sẽ có tác dụng an thai. Có thể dùng ngải cứu khô theo liều:

o   Tháng thứ 4, mỗi ngày 15gram khô. 

o   Tháng thứ 5, 20gram khô mỗi ngày

o   Tháng thứ 6, 30gram khô mỗi ngày

o   Tháng thứ 7, 50gram khô mỗi ngày

Đun uống thay nước, có thể điều chỉnh giảm theo khẩu vị

-      Sau khi sinh, khí huyết hao tán, cơ thể suy nhược, phụ nữ nên dùng như một vị thuốc vô cùng tốt cho việc co hồi tử cung giúp giúp cầm máu giảm nhanh tình trạng chảy máu, phục hồi sức khỏe. Có thể dùng ngải cứu để luộc ăn, nấu canh hoặc nấu cháo, ăn trong nhiều ngày (ngày 1 lần, ít nhất 1 tháng) sẽ rất tốt.

o   Nếu ngải cứu khô thì có thể sắc uống với liều là 100g/ngày. Uống thay nước.

-      Những phụ nữ có rối loạn tiêu hóa và viêm gan không nên dùng ngải cứu vì dễ làm tăng rối loạn tiêu hóa và ngộ độc gan do chức năng gan đã suy giảm.

-      Nếu có đau lưng giai đoạn mang bầu, có thể lấy ngải cứu tươi trộn với muối hạt, rang nóng, bọc khăn chườm lên chỗ đau mỏi trước khi ngủ cũng có tác dụng giảm đau cho bà bầu.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan