MẦN TƯỚI

  • Tên khoa học: Eupatorium staechadosmum hance (Eupatorium fortune Turcz), họ Cúc (Asteraceae). Còn được gọi là Trạch lan – Mần tưới trắng – Bội lan.

  • Bộ phận dùng: cả cây mần tưới bỏ rễ phơi khô. Được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây màn tưới là cây cỏ nhỏ, cao khoảng 0,5 – 1m, có nhiều cành nhẵn, màu tím, lá mọc đối, chia làm 3 phiến lá hẹp, đầu nhọn, mép có răng cưa thưa, lá màu xanh lục. Hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành hay kẽ lá, hình xim hai ngả; mùa hoa tháng 11 – 12, nụ màu tím hồng, hoa màu tím nhạt.

    • Cây mần tưới được trồng ở khắp nơi và là một trong những cây được khuyến khích trồng. Cây dễ trồng, trồng bằng những đoạn già hay nhánh cay con ở khóm mọc tốt. Cây ưa ẩm và ánh sáng.

    • Chú ý: Còn một loài mần tưới (Eupatorium sp), phiến lá nhỏ, mép không chia răng cưa, cây mọc không mạnh như loại trên. Cần phân biệt hai thứ mần tưới: Mần tưới đực: lá hơi tròn, góc vừa xanh vừa vàng, có tác dụng sinh huyết, điều huyết. Mần tưới cái: trên lá có nét vẽ, góc nhọn, có tác dụng phá huyết, thông tích.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái tốt nhất vào mùa hạ, trước khi cây ra hoa. Khi cây mần tưới xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, dùng tươi hay phơi khô trong bóng râm.

  • Công dụng: Theo Đông y, mần tưới vị đắng, tính hơi ấm, vào 2 kinh Tỳ và Can. Có tác dụng hành huyết, tiêu thủy, tiêu thũng, trừ thấp, kiện tỳ, điều kinh, làm mát gan,làm tan uất kết. Dùng chữa các chứng bệnh kinh nguyệt bế , sinh xong đau bụng, người mặt phù thũng, ung thũng, sinh xong lưng đau, chân tay có quắp.

    • Liều dùng: 3 – 6g, sắc uống.

    • Lưu ý: Không có ứ huyết, phụ nữ có thai không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Sinh xong, thủy thũng hoặc huyết hư phù thũng: mần tưới, Phong kỷ, 2 vị bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 6g với rượu.

    • Bài số 2: Chữa thấy kinh đau, tắc kinh do ứ máu: mần tưới 9g; Hương phụ chế 9g; Đan sâm 12g; Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa sau khi sinh đẻ huyết hôi không ra hết, ngực bụng đau trướng.

Mần tưới

9g

Xích thược

9g

Đương quy

9g

Gừng tươi

9g

Đại táo

9g

Sinh địa

15g

Cam thảo

3g

Quế tâm

4g

Sắc uống.

Ngoài ra còn dùng để chống mạt gà, bọ chó, bọ chét, dĩn, rệp… Lấy cành mần tưới trải xuống dưới chiếu hay dưới gầm giường. Cách 3 – 4 ngày lại thay 1 lần. Cũng dùng để bảo quản cau khô khỏi mốc, đậu xanh khỏi mọt. Ngọn mần tưới cũng dùng làm rau ăn. Lá mần tưới dùng cài đầu giúp sạch gàu nên còn gọi là Hương lan. Trung quốc còn dùng cây Thổ ngưu đằng gần giống như cầy mần tưới này của ta nhưng lá không chia phiến, rễ có tác dụng trừ nóng, giải độc, dùng chữa các bệnh Bạch hầu, viêm họng, sưng amiđan, cảm mạo, sốt ( 1 – 10g sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan