LONG NHÃN

  • Tên khoa học: Euphoria longana Lamk, họ Bồ hòn (Sapindaceae); Tên khác Lệ chi nô – Á Lệ chi.

  • Bộ phận dùng: Áo hạt (thường gọi là cùi) của quả nhãn (Arillus Longana) phơi hay sấy khô, được gọi là Long nhãn nhục. Được ghi nhân trong Dược điển của VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây nhãn cao koảng 5 – 12m, thân gỗ to. Cứng vỏ xù xi, nhiều cành, lá rậm, quanh năm xanh tốt. Lá kép lông chim, mọc so le. Hoa nhỏ moc thành chùm, màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 3 – 4. Quả to bằng hòn bi hoặc lớn hơn, đường kinh có quả đến 3cm, vỏ ngoià ráp, trong có áo hạt mọng bao bọc mmtọ hạt đen nhánh bên trong. Mùa quả tháng 7 – 8. Cây Nhãn được trồng và mọc hoang khắp nơi trong nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hái tháng 8 – 9. KHi nhãn chín, chọn những quả to, cùi dày để nguyên vỏ đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ đến khi nghe có tiếng lóc cóc bên trong. Đem bóc vỏ, bỏ hạt, lấy cùi, rồi sấy nhẹ lửa (50 – 60) cho đến khi khô, sờ không dính tay. Có thể để cả chùm nhãn nhúng vào nước sôi khoảng 1 – 2 phút để làm sạch khuẩn sau đó đem phơi khô hoặc sấy nhẹ đến khô rồi làm như trên. Cứ khoảng 10kg tươi sẽ cho 1kg long nhãn khô. Long nhãn mùi thơm vị ngọt đậm đặc biệt. Loại long nhãn cùi dày, khô, to mảnh, nhuận mềm màu vàng cánh gián, cơ mùi thơm, không chua, không lẫn tạp chất khác, không mốc, sờ không dính tay, nếm vị ngọt đậm là tốt. Loại cùi mỏng (nhãn trơ) màu nâu nhạt là kém. Loại long nhãn bị cháy đen, giòn hoặc ướt, chua, lẫn tạp chất là loại kém chất lượng không được dùng làm thuốc. Có 2 loại Long nhãn: Loai 1: màu vàng cánh gián, khô khi nắm, mật không dính tay khi mới sấy xong, năm svào bỏ ra thì rơi từng hạt< Loại 2 giống như loại 1 nhưng màu nâu đen.

    • Lưu ý: Khi chế biến long nhãn phải có lưới mau, màn che, tránh ruồi nhặng.

  • Công dụng: Theo Đông y, Long nhãn vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Tâm, Tỳ. Có tác dụng bổ tâm, bổ tỳ, nuôi huyết, lưu thông máu, an thần, giúp trí nhớ. Dùng chữa các chứng bệnh mất ngủ, hay quên, hồi hộp hay sợ hãi do huyết hư, thần kinh suy nhược, suy nhược và rối loạn tinh thần sau một thời kỳ ốm bệnh lâu dài, hay sau khi đẻ.

    • Liều dùng: 8 – 20g hay hơn nữa. Sắc hoặc nghiền chế thành thuốc viên uống. Ngoài ra dùng hạt nhãn (long nhãn hạch) chữa bệnh ngoài da: chốc lở, đứt chân tay.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Quy tỳ hoàn chữa tỳ hư (dạ dày suy nhược) tiêu hóa kém, trí nhớ kém, hay quên, mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt nhiều:

Bạch truật

30g

Đảng sâm

30g

Phục linh

30g

Mộc hương

30g

Hoàng kỳ

30g

Cam thảo

15g

Long nhãn nhục

30g

Đương quy

30g

Toan táo nhân

30g

Viễn chí

30g

Nghiền và luyện với mật ong làm thành viên, mỗi lần uống 3 – 6g, mối ngày uống 2 – 3 lần.

    • Bài số 2: Điều trị các trường hợp hồi hộp, tim loạn nhịp, mất ngủ, đau lưng mỏi gối: Nấu Cháo hạt dẻ long nhãn: long nhãn 15g, hạt dẻ 10-20 hạt, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ. Hạt dẻ bóc vỏ, đập vụn nấu với gạo thành cháo, khi cháo được cho long nhãn vào, đun sôi đều, khi ăn thêm đường.

    • Bài số 3: Hỗ trợ điều trị trường hợp ăn kém, chậm tiêu, da xanh tái, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ (tâm tỳ lưỡng hư) dùng thang Long nhãn; đại táo chưng mật ong nước gừng: long nhãn 250g, mật ong 250g, đại táo 250g, nước gừng vừa đủ. Nấu long nhãn, đại táo với nước, khi chín nhừ, cho nước gừng và mật ong vào, đun sôi là được.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan