LONG NÃO

  • Tên khoa học: Cinnamomum camphora Nees et Ebern, họ Long não (Lauraceae); Còn gọi với tên khác là Dã hương – Chương thụ (TQ) – May khao kinh (Lào).

  • Bộ phận dùng: Tinh dầu dạng bột cất từ lá, gốc, rễ hoặc quả cây Long não (Aetheroleum Camphorae hoặc Camphora). Được ghi vào Dược điển VN. Trung Quốc gọi là Băng phiến hoặc Mai hoa Băng phiến.

  • Mô tả cây: Cây long não là một cây to, có thể cao tới 20 – 30m, đường kính thân khoảng 0,5m, có khi tới 1m. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, mép nhẵn, cong hình song, lá màu xanh lục, mặt trên nhẵn bóng, dài 6 – 15cm, rộng 2 – 4cm. Gân lá hình lông chim, ở góc gữa gần với 2 gân con lớn nhất của lá có 2 tuyến nhỏ chứa tinh dầu thơm to bằng dầu đinh ghim. Hoa tự hình xim 2 ngả, hoa lưỡng tính, hoa nhỏ, cánh màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 3 – 4. Quả hạch đứng trong đế hoa tồn tại, hình cầu tròn, đường kính độ 6 – 8mm, vỏ nhẵn bóng màu xanh, khi chín màu đen trong chứa một hạt. Cây Long não được trồng nhều nơi ở nước ta dặc biệt vùng núi phía Bắc.

  • Thu hái và chế biến: Mùa cất tinh dầu long não có thể kéo dài quanh năm. Cắt bằng phương pháp cắt kéo hơi nước. Có cây cho Long não đặc,có cây chỉ cho tinh dầu loãng. Về mặt thực vật, khó phân biệt cây cho nhiều hay ít tinh dầu. Về cơ bản nhận thấy cây có tuổi thọ cao (trên 40năm) thì gỗ cho tinh dầu nhiều hơn cây non (dưới 10 năm) nhưng lá cây non thì cho nhiều tinh dầu hơn cây già. Tinh dầu Long não lỏng, không màu, hay hơi vàng nhạt có mùi thơm đặc biệt của Long não. TInh dầu phải chữa tỷ lệ Cineol từ 15% trở lên, không lẫn nước, không tạp chất và không đặc.

    • Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với Cây Đại Bi (Blumea balsamifera DC. Họ Cúc) còn gọi là Ngái nạp hương – Từ bi – là cây nhỏ cao khỏng 3 m, thân và lá có lông. Lá hình mũi mác dài khoảng 30cm, rộng khoảng 12cm, mép có răng cưa thưa, gần cuống có 2 -4 lá xẻ sâu. Vò lá sẽ có mùi thơm dễ chịu của băng phiến. Hoa tự mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa hơi màu vàng. Hoa tháng 4 – 5. Quả bế có 5 cạnh, nhiều lông. Lá thường dùng để lấy băng phiến (Mai hoa băng phiến – mai hoa não – Mai phiến – Ngải phiến). Cất vào mùa thu đông thì được nhiều băng phiến bột, các tháng khác thì có nhiều tinh dầu mà ít băng phiến. Búp và lá non có nhiều băng phiến hơn các bộ phận khác. Thành phần chnủ yếu là Borneol và Camphor, cineol.

    • Trung Quốc gọi Camphor là Chương não vì thấy từ cây Chương thụ (Cinnamomum Camphora) và gọi Borneol là Long não. Borneol tự nhiên lấy từ cây Não hương (Dryobalanops aromatic Gaertn, họ Dầu rái. Borneol tổng hợp (còn gọi là camphor nhân tạo, thực chất là chlorhydrat terebenten chế bằng cách cho khí chloride hydro đi qua tinh dầu.

  • Công dụng: Tinh dầu Long não có tác dụng trợ tim, sát khuẩn, chẵ các chứng bệnh ngất, bất tỉnh, ho, choáng, đau bụng. Còn dùng Long não đặc chế thuốc uống hoặc xoa bóp chữa đau nhức, chân tay mỏi mệt.

    • Nhân dân ta dùng lá Đại bi làm thuốc xông chữa cảm sốt, ho, đầy bụng; Mai hoa băng phiến (từ cây Đại bi) vị cay, tính lạnh vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Có tác dụng thông khai khiếu, giảm đau, tan uất hỏa, trừ màng mộng mắt. Dùng chữa các chứng bệnh càm gió, ngất, kinh giật mê sảng, đau mắt đỏ kéo màng.

Theo Y học hiện đại: Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  1. Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ với cơ chế kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.

  2. Liều thường dùng không có tác dụng đối với cơ tim, liều cao chỉ khi nào gây suy tim thuốc mới có tác dụng hưng phấn. Đối với trung khu mạch máu chỉ khi nào chức năng suy kiệt mới có tác dụng hưng phấn.

  3. Bôi vào da, thuốc gây cảm giác mát có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, gây tê nhẹ, chống thối.

  4. Kích thích đường ruột gây cảm giác ấm áp dễ chịu đối với bao tử tuy vậy nếu sử dụng liều cao gây buồn nôn, nôn.

  5. Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5 - 1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng; uống trên 2g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng suy hô hấp và tử vong. Uống 7 - 15g và chích bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng, vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và có thể được cứu sống

    • Liều dùng: 0,15 – 0,3g. Dùng ngoài da chữa đau mắt dưới dạng bột hay pha với dung dịch nhỏ mắt có thêm tác dụng bảo quản thuốc.

    • Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với Băng phiến là sản phẩm lấy từ than đá dùng bảo quản quần áo chống gián.

      • Phụ nữ có thai cẩn trọng khi dùng Long não.

  • Bảo quản Tinh dầu Long não, mai hoa băng phiến phải đựng trong lọ thủy tinh nút kín, gói kín, để chỗ mát.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa các chứng bệnh hôn mê, bị thương tích nặng nguy kịch: Mai hoa băng phiến 6g; Chu sa 6g; Hùng hoàng 30g; Đởm phàn 50g; Diêm tiêu 240g. Tán bột trộn đều, đóng gói kin, chống bay tỏa hơi. Uống mỗi lần 1,5g với nước Ấm.

    • Bài số 2: Phòng trị chứng loét do nằm lâu: Long não, Não sa mỗi thứ 2g, dùng cồn 75%(200ml) chế thành tinctura bôi vào. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên tố phối hợp thuốc bôi ngoài.

    • Bài số 3: Trị hậu môn lở ngứa: Long não và Minh phàn đều 2g; Mang tiêu 20g, hòa vào nước sôi 600ml đợi ấm ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần.

    • Bài số 4: Trị chàm ở chân bội nhiễm hoặc loét: Long não 3g Đậu hủ (đậu phụ 2 miếng) trộn nát đắp ngoài.

    • Bài số 5: Trị giun kim: Long não 1g, Hắc bạch sữu 3g, Binh lang ( hạt cau) 6g, tất cả tán bột mịn. Trước lúc ngủ, lấy nước sôi 100ml, hòa thuốc đợi ấm 30 độ C, lấy bơm chích hút thuốc bơm vào đít, liên tục 3 - 5 lượt kết quả tốt ( Tào Mỹ Hoa, Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1985, 5:34).

    • Bài số 6: Trị trẻ em ghẻ lỡ ngứa: Long não, Hoa tiêu, Mè đen lượng đủ bôi, tán bột mịn trộn với vaselin bôi.

    • Bài số 7: Trị răng sâu đau: Long não, Chu sa lượng như nhau tán bột mịn bôi răng đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan