KHỔ SÂM (RỄ) – KHỔ SÂM (LÁ)

  1. KHỔ SÂM (RỄ)

  • Tên khoa học: Sophora Flavescens Ait, họ Đậu (Fabaceae); Còn gọi là Dã hòe – Khổ cốt.

  • Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến của cây Khổ sâm. Được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây nhỏ cao 0,5 – 1,3m, lá rụng. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, dài 15 – 20cm, lá chét từ 15 – 21 cái, hình mác dài 2 – 5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 6 – 25cm ở nách lá. Quả đậu dài từ 6 – 11cm, rộng 5 – 8mm, màu vàng lục chứa 3 – 6 hạt. hạt màu đen, hình cầu, đường kinh 2,5mm. Hoa tháng 5 – 6.

  • Thu hái và chế biến: Thu hoạch rễ khoảng tháng 6 – 9. Đào lấy rễ rửa sạch phơi khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, khổ sâm vịđắng, tính lạnh, vào 4 kinh Tâm, Can, Đại trường, Tiểu trường. Có tác dụng lợi thấp nhiệt, chữa lỵ do thấp nhiệt, lỵ cấp tính phân có màu, chảy máu đại tràng, viêm ruột cấp tính, ghẻ ngứa, lở ngoài da, eczema, trùng roi âm đạo.

    • Liều dùng: 4 – 10g. Dùng ngoài lượng vừa đủ dùng.

    • Lưu ý: Người Tỳ, Vị hưyếu, gan, thận hư không uống.

    • Tránh nhầm lẫn với cây Khổ sâm (lá) Croton tonkinensis Gagnep, họ Thầu dầu là một cây có công dụng khác.

  • Một số ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa lỵ do thấp nhiệt, chảy máu đại tràng, tiêu hóa kém, viêm ruột cấp tính, đau bụng: Khổ sâm rễ 10g; Cát căn 10g; Xích thược 10g; Sơn tra 10g; Trần bì 5g; Mạch nha 10g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Rửa chỗ mẩn ngứa, nhọt mưng mủ: Khổ sâm rễ 30 sắc lấy nước rửa chỗ đau.

    • Bài số 3: Chữa ngứa âm hộ do thấp, trùng roi âm đạo: Khổ sâm rễ 30g; Hoàng bá 18g; Sà sàng tử 30g; Địa phu tử 18g; Lá chè lâu năm 10g. Săc lấy nước, ngồi vòa chậu ngâm.

  1. KHỔ SÂM (LÁ)

  • Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep, họ Thầu dầu còn gọi là Khổ sâm Bắc bộ - Đông kinh ba đậu.

  • Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc đã chế biến khô của cây Khổ sâm (Folium crotonis Tonkinensis).

  • Mô tả cây: Cây nhỏ, sống lâu năm, nhiều cành, cao 1 – 1,5m, lá mọc cách,, có khi tụm lại 3 – 4 lá một chỗ, lá đơn, hình trứng nhọn, dài 5 – 10cm, rộng 2 – 3 cm, mép nguyên, 2 mặt lá có lông óng ánh như vẩy, kiểu lá nhót. Hoa nhỏ trắng, mọc thành từng chùm ở nách lá hay đầu cành. Quả có 3 mảnh vỏ, hạt hình trứng mầu nâu. Mùa hoa quả tháng 5 – 8. Cây mọc hoang và được trồng phần lớn ở các gia đình.

  • Công dụng: Cây mới sử dụng trong phạm vi dân gian chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ, đau dạ dày.

    • Liều dùng: 20 – 40g (lá khô, thường sao vàng) Lá tươi có thể uống 30 – 60g.

  • Một số bài thuốc:

    • Bài số 1: Chữa đau dạ dày: Lá khôi (Ardisia sylvestris) 50g; Lá khổ sâm (lá) 12g; Lá bà công anh mũi mác 20g; Sắc 800ml cô đặc còn độ 200ml, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, uống liền 10 ngày nghỉ 3 ngày lại uống tiếp cho đến khi khỏi.

    • Bài số 2: Chữa lỵ, tiêu chảy: lá khổ sâm 20g; Lá mơ lông tam thể 15g; lá nhọ nồi 15g. Sắc uống liên tục 1 tuần, nghỉ 3 ngày lại tiếp.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan