KHA TỬ

  • Tên khoa học: Terminalia chebula Retz, họ Bàng (Combretaceae), còn gọi là Chiêu liêu…

  • Bộ phận dùng: Quả chín đã chế biến khô của cây Chiêu liêu. Được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây thân gỗ, to, cao 15 – 20m, vỏ thân màu xám, có những đường nứt dọc, cành non có lông. Lá mọc cách hình trứng nhọn, dài 15 – 20cm, rộng 8 – 16cm có lông mềm, về sau thì nhẵn. Ở đầu cuống lá có 2 tuyến như nổi lên. Hoa nhỏ, màu trắng ngà thơm họp thành chùm ở nạch hay ở ngọn, phủ nhiều lông. Quả hình trứng, dài 3 – 4cm, rộng 2 – 2,5cm màu vàng nhạt, thịt xám, hạch cứng, dày 1 – 1,5cm chứa 1 hạt. Hoa vào tháng 5 – 6, quả tháng 9 – 11. Cây mọc ở miền nam nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Tháng 9 -11, khi quả chín thì hái về phơi, sấy khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, kha tử vị đắng, chua chát, tính ấm vòa 2 kinh Phế, Đại trường. Có tác dụng săn ruột, liễm phổi. Chữa các chứng bệnh: Tiêu chảy lỵ lâu ngày, ho mất tiếng, mồ hôi trộm, trĩ, lòi dom, nữ xích- bạch đới.

    • Liều dùng: 3 – 6g. chữa khản cổ dùng sống. Chữa tiêu chảy lỵ thì nướng chín để dùng (liều nhỏ 3 – 6g thì cầm tiêu chảy, liều cao lại gây tiêu chảy.

    • Lưu ý: Ho, đờm, tiêu chảy, lỵ mới mắc thì không uống kha tử.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa tiêu chảy, lỵ lâu ngày không khỏi: Kha tử 50g. Nướng thán thành bột, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần, với nước cơm.

    • Bài số 2: Chữa lỵ, đau bụng (thể nhiệt): Kha tử 10g; Hoàng liên 5g; Mộc hương 5g; Tán bột. Mỗi lần uống 5g, ngày 2 – 3 lần.

    • Bài số 3: Chữa yếu phổi, ho hen, khản mất tiếng: Kha tử 10g; Cát cánh 10g; Cam thảo 5g. Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan