KÉ ĐẦU NGỰA (QUẢ)

  • Tên khoa học: Xanthium strumarium L, họ Cúc (Asteraece), còn gọi là Thương nhĩ.

  • Bộ phận dùng: Cả cây ké, bỏ rễ gọi là thương nhĩ thảo; Quả ké già phơi khô gọi là Thương nhĩ tử. Quả Ké đã được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao khoảng 0,5 đến 1m, thân có khía rãnh. Lá mọc so le, mép có răng cưa, có chỗ khía sâu thành 3 – 5 thùy, có lông ngắn cứng. Hoa tự hình đầu. Quả già hình thoi có nhiều móc, có thể móc vào lông động vật. Cây Ké mọc hoang khắp nơi trên cả nước.

    • Cần phân biệt cây Ké hoa đào, lá xẻ thùy họ Bông; Thân , rễ, cành, lá dùng để chữa Lỵ.

    • Cây ké hoa vàng lá hình quả trám, dùng chữa mịn nhọt, lỵ.

    • Cây ké hoa vàng lá hình tim, họ Bông còn gọi là Ké đồng tiền.

  • Thu hái và chế biến:

    • Thương nhĩ thảo: Mùa thu hái tháng 4 – 7. Cắt lấy các cành cây có nhiều lá và quả, cắt bỏ gốc rễ, loại bỏ lá khô, úa, sâu, phơi khô. Thương nhĩ thảo không mùi, vị hơi đắng, hơi ngọt.

      • Thương nhĩ thảo cành có nhiều lá, màu xanh lục nhạt, không úa vàng, không bị sâu, không mốc vụn, có nhiều quả, dài từ 30 cm từ ngọn xuống, không lẫn thân gốc rễ là tốt.

    • Thương nhĩ tử: Mùa thu hái tháng 7 -9. Khi quả đã già, cắt lấy cành phơi khô, đập cho rụng quả, lấy riêng quả, bỏ lá,cành.

      • Thương nhĩ tử quả to, khô, già màu vàng lục, mặt ngoài có nhiều móc, trong có hai ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt có dầu, không lẫn quả lép là quả tốt.

  • Công dụng: Theo Đông y, thương nhĩ tử vị ngọt, tính ấm vào kinh Phế. Có tác dụng trừ phong thấp, làm ra mồ hôi, tiêu độc. Dùng các chứng cảm lạnh, nhức đầu, phong thấp, chân tay có quắp, tê dại, mụn nhọt, lở ngứa, chảy nước mũi, viêm mũi, ù tai. Hiện nay cả cây ké đầu ngựa chủ yếu dùng làm thuốc tiêu độc, chữa ghẻ lở, nấu thành cao tiêu độc thủy và chế thành Lục thành khúc. Có tài liệu cũng cho thấy dùng cả cây chữa Lỵ ác tính cũng cho kết quả tốt, chữa bướu cổ do lượng iod trong cây, nấm tóc, hắc lào, đau răng. Theo Tây y, quả ké đầu ngựa có tac dụng giảm đau, kháng khuẩn, làm khô dịch tiết ở mũi.

    • Liều dùng: Quả hay cả cây 3 – 10g sắc uống, có thể sao vàng. Dùng lá phơi khô hoặc tươi sắc, tán bột uống chữa bệnh bướu cổ. Mỗi ngày 3 – 5g, trong thời gian dài.

    • Lưu ý: Người bị nhức đầu, tê đau do thiếu máu không được dùng, uống quả liều dễ gây ngộ độc, cần theo dõi.

  • Một số bài thuốc ừng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chảy nước mũi không ngừng: Thương nhĩ tử 6g; Bạch chỉ 4g; Bạc hà 4g. Tán nhỏ, uống.

    • Bài số 2: Chữa lên sởi, ngứa phát ban, mụn nhọt, lở loét: Quả ké đầu ngựa 6g; địa phụ tử 6g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Thần khúc (còn gọi là lục thần khúc – Lục khúc) Là chế phẩm của bột mỳ và 5 thuốc khác trộng đều rồi cho lên men. Vị ngọt, cay, tính ấm. Vào các kinh Tỳ, Vị có tác dụng tiêu thực, hóa tích, khai vị, kiện tỳ. Lục thần khúc gồm có: Thani uống.h cao, Cây ké đầu ngựa, Cây nghệ nước, Khô hạnh nhân; Xích tiểu đậu và Bột mỳ.

    • Bài số 4: Chữa Thức ăn tích trệ, bụng đầy chướng, biếng ăn: Thần khúc 1 miếng. Hãm với nước sôi để uống.

    • Bài số 5: Chữa tiêu hóa kém, bụng đầy, biếng ăn: Thần khúc 9g; Mạch nha 12g; Gừng khô 3g; Ô mai nhục (cùi ô mai) 6g. Tất cả sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo, râm mát tránh nắng, phòng chuột bọ.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan