ĐỊA PHU

  • Tên khoa học: Kochia scoparia (l0 Schrad – họ Rau muối (Chenopodiaceae); Tên khác là Cây chổi.

  • Bộ phận dùng: Quả già (quen gọi là hạt), đã chế biến khô của cây chổi gọi là địa phu tử (Fructus Kochia), được ghi nhận trong dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây thảo, mọc hàng năm, thành bụi cao 0,5 – 1,0m, phân nhánh nhiều, thân lá màu lục tươi, mùa thu chuyển sang màu hồng tía. Lá mọc cách, phiến lá hẹp, dài 3 – 6cm, rộng 0,3 – 0,6cm, đầu nhọn, có lông ở mặt dưới. Hoa nhỏ mọc ở nách lá, màu vàng lục. Quả bế hình dẹp, hạt nhỏ dải 1,5 – 2mm. Hoa tháng 7 – 8, quả tháng 9 – 10.

  • Thu hái và chế biến: Tháng 9 – 10 khi quả già, cắt về phơi khô, đập lấy hạt sàng sẩy, lại phơi khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, địa phu tử có vị ngọt, đắng, tính lạnh, vào kinh bàng quang. Có tác dụng lợi niệu, trừ thấp nhiệt, tiêu viêm. Chữa các chứng bệnh: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu tiện khó khăn, buốt, ra máu, một số bệnh ngoài da: eczema, ngứa, phụ nữ ngứa âm hộ và bạch đới.

    • Liều dùng: 10 – 15g. Dùng ngoài da lượng vừa đủ.

    • Lưu ý: Người tiểu nhiều, không bị thấp nhiệt, phụ nữ có thai không uống.

  • Một số ứng dụng của vị thuốc:

    • Bài số 1: Chữa tiểu nóng buốt, tiểu ra máu, tiểu nhỏ giọt do thấp nhiệt:

Địa phu tử

10g

Đông quỳ tử

10g

Bạch linh

10g

Tri mẫu

10g

Cù mạch

10g

Thông lao

6g

Hoàng bá

6g

Cam thảo

6g

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa đau lưng, tiểu ít mà vàng: Địa phu tử 120g. Tán bột. Mỗi lần uống 6g, với nước còn ấm. ngày 2 lần.

    • Bài số 3: Trừ thấp, chữa eczema (thấp chẩn), ngứa ngoài da: Địa phu tử 9g; Phòng phong 6g; Xác lột ve sầu 6g; Khô sâm (rễ) 9g. Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa phong nhiệt, ngứa ngoài da: Cả cây Địa phu: lượng vừa đủ. Đun nước, tắm rửa. Có thể thêm Hoa tiêu, khổ sâm (rễ) – phèn chua: đun nước rửa chữa ngứa âm đạo do trùng roi, ra nhiều khí hư.

  • Bảo quản nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan