ÍCH MẪU

  • Tên khoa học: Leonurus hetrerophyllus Sweet, họ Hoa môi, còng gọi là Chòi đèn – Sung tích – Ích minh…

  • Bộ phận dùng:

    • Thân, cành cây có nhiều lá, chưa có hoa hoặc hoa mới nở, bỏ rễ của cây Ích mẫu gọi là Ích mẫu thao (TQ).

    • Quả, vẫn quen gọi là hạt ích mẫu gọi là Sung úy tử. Được ghi nhân vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây ích mẫu là một cây cỏ nhỏ, cao khoảng 0,6 -1m, có khi tới 2m. Thân vuông có phân nhiều cành, giữa thân rỗng có bấc trắng. Lá mọc đối chéo chữ thập, lán non hình nửa trong, lá già thì chia thành nhiều thùy, mép, có răng cưa thưa, lên trên ngọn thì lá dài thuôn. Thân lá đều có lông. Hoa tự hình xim đơn, mọc vòng ở kẽ lá, màu hơi tím nhạt (có loài hoa trắng), tràng hoa ngắn (độ 10mm), môi trên gần bằng môi dưới, nở vào tháng 3 – 6, có khi mùa hoa kéo dài cả năm. Quả màu nâu bóng, cứng, dài chừng 1 – 2mm, có 3 cạnh, trong chứa 1 hạt.

    • Cây ích mẫu mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Cây hợp với nơi ẩm, cần tưới nước, nên gieo từng luống và tỉa cây con.

  • Thu hái và chế biến:

    • Ích mẫu thảo: Thu hái vào mùa hạ - lúc cây chưa ra hoa (ích mẫu non) hoặc lúc mới chớm ra hoa (ích mẫu bánh tẻ). Cắt lấy cả thân, lá hoa theo đúng quy cách từng loại (Loại 1: dài 15cm kể từ ngọn xuống; loại 2 dài 35cm, ít hoa mới nở; loại 3: dài 50cm, có nhiều hoa; bỏ đoạn gốc phần trên mặt đất dộ 10 – 20cm, phơi năng thật nhanh rồi phơi trong râm hay sấy nhẹ cho khô mà vẫn giữ được màu xanh.

      • Ích mẫu thảo mùi nhẹ, vị hơi ngọt, hơi đắng. Loại ích mẫu non thân nhỏ, nhiều lá non, chưa ra hoa, màu xanh lục, khô không mốc, không vụn nát là tốt nhất.

    • Sung úy tử: Thu hái vào mùa thu, khi hạt già, cắt cả cây phơi khô, đập rũ hạt, loại bỏ tạp chất.

      • Sung úy tử không mùi, vị đắng. Loại sung úy tử hạt già khô, to mập, không lẫn tạp chất là tốt.

  • Công dụng: Theo Đông y:

    • Ích mẫu thảo: vị cay, đắng, tính hơi lạnh, vào 2 kinh Tâm bào và Can. Có tác dụng điền kinh, làm cho huyết mạch lưu thông, tiêu ứ, tiêu thoát nước. Dùng chữa các chứng bệnh về phụ nữ (nên có tên Ích mẫu); châm thấy kinh, hành kinh ít, không đều, đau bụng khi hành kinh, khí hư, khó sinh, thai lưu, chóng mặt sau sinh, chảy máu nhiều, máu hôi ra không ngừng; mụn nhọt sưng tấy, tụ mãu, tiểu máu. Hiện nay còn dùng Ích mẫu chữa chứng nhức đầu, tăng huyết áp, viêm thận.

      • Liều dùng: 10 – 30g săc suống, hoặc nấu thành cao.

      • Phụ nữ có thai không được uống.

    • Sung úy tử: Vị cay, ngọt, tính hơi ấm, cũng vào 2 kinh Tâm bào và Can. Có tác dụng điều kinh, làm cho huyết mạch lưu thông, làm sáng mắt, bổ thận, ích tinh. Dùng chữa các chứng bệnh như phụ nữ kinh nguyệt không đều, sinh xong ứ huyết, bụng đau, mờ mắt do huyết trện, thiên đầu thống.

      • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống.

      • Lưu ý: Người Huyết hư không ứ, đau mắt nhưng đồng tử mở rộng không được dùng.

      • Phụ nữ có thai dùng cẩn thận, uống nhiều gây tai biến chảy máu nhiều.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa kinh nguyệt không đều, bụng nổi hòn, lâu không có thai: Dùng ích mẫu thảo 60g; Đương quy 30g; Xích thược 40g; Mộc hương 15g. Tán nhỏ, luyện với mật ong, làm thành thuốc viên, chia làm 6 ngày mà uống.

    • Bài số 2: Chữa đơi hạ, ra nhiều máu hôi, không cầm, sinh xong xây xẩm mặt mày, chóng mặt dâu bụng: Ích mẫu thảo 60g, tán thành bột uống với rượu, chia làm 6 ngày.

    • Bài số 3: Chữa sinh khó hoặc sau sinh bị sót nhau không ra. Dùng Ích mẫu (cả lá, hoa và hạt) 100g. nghièn nhỏ, luyện với mật ong làm thành viên chia làm 4 – 6 lần uống hết trong ngày.

    • Bài số 4: Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau, tử cung không co lại như cũ sau sinh hoặc phá thai: Dùng Ích mẫu thảo tươi 60g; Kê huyết đằng 30g. Sắc thêm đường đỏ mà uống.

    • Bài số 5: Chữa mắt mờ kéo màng: Sung úy tử, Trạch ma; mạch môn, Câu kỷ tử, Chỉ xác, Tế tân, Thanh sương tử, Sinh địa, Hoàng liên, Xa tiền tử, Thạch quyết minh. Lượng bằng nhau. Tán thành bột, luyện mật làm hoàn uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh làm nát vụn. Sung túy tử để nơi khô ráo, thoáng gió.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan