HUYẾT DỤ
Tên khoa học: Cordyline terminalis Kunth var, ferrea Bak, họ Hành (Liliaceae). Tên khác Long huyết – Phất dụ.
Bộ phận dùng: Lá đã chế biến khô của cây Huyết dụ (Folium Cordyline). Được ghi nhân vào Dược điển VN.
Mô tả cây: Cây nhỏ, thân đứng, mảnh, có thể đâm nhánh, nhiều ít, cao 1 – 3m, thường trồng làm cảnh, đường kính thân, cành từ 1 – 2cm. Lá mọc tập trung ở ngọn hay đầu nhánh, hình mác nhọn, dài 10 – 35cm, rộng 1,5 – 4cm, thường màu đỏ tía, có khi pha lẫn màu hồng, xanh từng đám. Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chùy dài ở ngọn hay đầu nhánh. Quả mọng, chữa 1 – 2 hạt.
Thu hái và chế biến: Hái những lá tươi tốt ở phần dưới của đám lá, (vừa tỉa cây vừa để làm thuốc), không lấy lá bị sâu ă, rửa qua đem phơi hay sấy ở nhiệt độ vừa, gần 50độ C cho khô là được.
Công dụng: Theo Đông y, lá Huyết dụ có vị hơi đắng tính mát, vào 2 kinh Can, Phế. Có tác dụng cầm máu, bổ máu, tiêu ứ. Chữa các chứng bệnh có xuất huyết: ho ra máu, phụ nữ rong huyết, băng huyết, lậu rỉ huyết, kinh nguyệt ra nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương sưng đau.
Liều dùng: 10 – 20g (sắc hay tán bột, hoàn), dùng tươi 20 – 50g.
Lưu ý:
Người thể hàn, tiêu chảy không dùng.
Cũng có thể dùng hoa và rễ sắc uống.
Dùng Lá huyết dụ tươi – 6 lá + 6 quả đại táo ( táo tàu). Sắc uống hàng ngày làm nên, tăng thể trạng, tăng sức đề kháng chống bệnh, chữa một số bệnh ung thư như Gan, họng, ung thư, tử cung, vú…phối hợp với các phương pháp cổ điển khác.
Một số bài thuốc ứng dụng:
Bài số 1: Chữa các chứng xuất huyết như sốt xuất huyết; xuất huyết dưới da: Dùng Lá huyết dụ tươi 30g; cỏ nhọ nồi 20g và Trắc bá sao đen 20g,. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 - 3 lần.
Bài số 2: Chữa ho ra máu, chảy máu cam: Dùng Lá huyết dụ tươi 30g; Cỏ nhọ nồi 20g; trắc bá diệp sao cháy 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Bài số 3: Chữa ho ra máu: Dùng Lá huyết dụ 10g; Rễ rẻ quạt 8g; Trắc bách diệp sao đen 4g; Lá thài lài tía 4g; phơi khô, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Bài số 4: Chữa các loại chảy máu (xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu): Lá huyết dụ tươi 40 - 50g (nếu sử dụng lá khô, hoa khô 20 – 25g), sắc uống chia 2 - 3 lần/ngày. Không dùng cho phụ nữ sau khi nạo thai hoặc đẻ sót rau.
Bài số 5: Chữa bạch đới, khí hư, lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40g; lá sống đời (lá bỏng) 20g; xích đồng nam (lá băn) 20g; sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Bài số 6: Phong thấp, Vết thương, đau nhức: Dùng huyết dụ (cả lá, hoa, rễ) 30g, huyết giác 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Bài số 7: Chữa rong kinh, băng huyết: Lá huyết dụ tươi 20g; rễ cỏ tranh 10g; đài tồn tại của quả mướp 10g; rễ cỏ gừng 8g; Sắc với 300ml nước còn 100 chia uống 2 – 3 lần/ ngày.
Ngoài ra cũng có thể dùng lá huyết dụ tươi 20g, hoa cau đực 10g, tóc một ít đốt thành than cành tử tô 10g, , thái nhỏ, trộn đều sao vàng rồi sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Bài số 8: Đi tiểu ra máu: Lá huyết dụ tươi 20g; rễ cây rang 10g; lá lẩu 10g; lá cây muối 10g; lá tiết dê 10g. Rửa sạch để ráo nước, giã nát vắt lấy nước cốt uống.
Bài số 9: Chữa kiết lỵ: Lá huyết dụ tươi 20g; cỏ nhọ nồi 12g; rau má 20g, giã nát thêm vào chút nước vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp