HUYẾT ĐẰNG

  • Tên khoa học: Sargentodoxa cuneât (Oliv) Rehd,et Wilss – họ Huyết đằng (Sargentodoxaceae). CÒn gọi là Dây máu, Hồng đằng, Đại huyết đằng; Hoạt huyết đằng.

  • Bộ phận dùng: Thân dây đã chế biến khô của cây Huyết đằng. Được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Dây leo, có thể vươn dài, cao hoặc dài hơn 10m, vỏ ngoài màu nâu xám, hơi xù xì, thân hơi tròn, có đường kính thớ rãnh dọc, đường kính từ 2 – 4cn, khi chặt ngang thân có nhựa lỏng màu đỏ như máu chảy tuôn ra, có những đường vòng tròn ngoài, vòng trong, giữa là tâm rỗng nhỏ. Lá mọc so le có 3 lá chét, cuống lá dài 5 – 10cm, lá chét giữa có cuống ngắn, 2 lá chét bên không cuống, lá chét giữa hình trứng hai đầu hơi nhọn dài 8 – 15cm, rộng 4 – 8cm, hai lá chét bên hơi hình bán nguyệt, lệch về cuống lá và to hơn lá chét giữa. Hoa đơn tính, khác gốc. Hoa từ nách lá màu vàng lục. Quả mọng hình trứng, khi chín màu lam sẫm. Hoa tháng 3 – 5 quả tháng 7 – 10. Cây huyết đằng mọc hoang ở nhiều vùng núi phía Bắc nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm, chặt thành đoạn dài độ 5cm – 30cm, phơi hoặc sấy khô, thân càng to càng tốt.

  • Công dụng: Theo Đông y, huyết đằng vị đắng, tính bình vào kinh Can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ phong, tiêu viêm, tiêu thũng, phá những đám huyêt kết tụ, làm khỏe gân xương, lý khí, tẩy giun. Chữa các chứng bệnh: Phong thấp đau nhức, viêm ruột thừa cấp, phụ nữ không thấy kinh, kinh khó khăn, không đều, chảy máu tử cung, trẻ em cam tích; Bị chấn thương.

    • Liều dùng: 10 – 15g (sắc uống) có thể dùng tới 60g.

    • Lưu ý: phụ nữ có thai không uống.

  • Một số ứng dụng:

    • Bài thuốc số 1: Chữa viêm ruột thừa cấp: Huyết đằng 60g; Hoàng cầm 15g; Bồ công anh 30g; Tử hoa địa đinh 30g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa phong thấp, chân tay đau nhức:

Huyết đằng

12g

Ngũ gia bì

12g

Ngưu tất

12g

Uy linh tiền

12g

Mộc qua

8g

Đỗ trọng

8g

Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan