HOÀNG TINH (THÂN RỄ)

  • Tên khoa học: Polygonatum kingianum Coll. Et Hemst, họ Hành (Liliaceae). Tên gọi khác Cây hoàng tinh lá mọc vòng – Cây cơm nếp (Lào cai) – Cứu hoang thảo (củ ăn thay cơm khi đói).

  • Bộ phận dùng: Thân – rễ (thương vẫn gọi là củ) của cây hoàng tinh và các cây cùng giống khác loài phơi hay sấy khô cũng được gọi là Hoàn tinh. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây Hoàng tinh lá mọc vòng là một cây cỏ, sống lâu năm, thân – rễ mọc ngang. Thân mọc đứng, nhẵn bóng, cao 0,5 – 1,5m. Lá không cuống, mọc vòng 4 – 5 lá một, phiến lá hình mũi mác rất thuôn, dài 7 – 12cm, rộng 0,5 – 1,2cm, đầu là thường nhọn và quăn lại. Hoa mọc ở kẽ lá rủ xuống, mỗi cuống mang 2 hoa hình ống dài 0,8 – 1,5cm, màu trắng ngà. Mùa hoa tháng 3 – 4. Quả mọng hình cầu tròn đường kính khoảng 1cm, khí chín có màu tím đen. Loại này mọc hoang ở nơi rừng ẩm, đất nhiều mùn, trên các núi có lẫn đá xanh.

    • Ở nước ta còn có cây Ngọc Trúc Hoàng tinh, Thân mọc đứng, hơi uốn hình cần câu, cao độ khoảng 1m có thể tới 2m. Lá mọc so le, phiến lá hình mũi mác nhọn dài khoảng 10 – 20cm, rộng 3 – 6cm gần giống cây Ngọc trúc có hoa màu trắng ngà.

    • Các loại hoàng tinh đều có thân rễ mọc ngang gần mặt đất, hoặc phân nhánh mầm lên thành củ màu vàng trắng (phần nào nổi nhỏ lên mặt đất thì màu xanh lục, có nhiều đốt hình quả ổi, trên có vết sẹo lõm tròn và vết thân còn sót lại.

    • Hoàng tinh có thể trồng bằng những mâur thân rễ có ít nhất hai đốt ở nơi đất tốt, mát và ẩm, sau 5 năm thì được thu hoạch.

    • Tránh nhầm lẫn với củ dong Giống củ Hoàng tinh, có bẹ bao bọc, màu trắng trong, nhiều xơ, vẫn thường luộc ăn (có nơi gọi là dong riềng – vì giống củ riềng).

  • Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm, tháng 4 – 12 (tốt nhất vào thu đông) khi trời khô ráo, đào lấy củ tránh làm xây xát, loại bỏ rễ con, các nhánh nhỏ và phần trên cổ rễ, cùng những củ quá già, xơ cứng, rửa sạch đất cát rồi phơi khô thì được hoàng tinh khô còn gọi là Hoàng tinh sống. Hoàng tinh khô có củ khô, màu nâu vàng, hơi trong suốt, nhuận, nhiều thịt, không xơ cứng, không sâu mốc, sạch táp chất là tốt. Coa hai loại: Loại 1: Sạch rễ con, củ to, đường kinh trên 1cm; Loại 2: sạch rễ con, củ nhỏ, đường kính dưới 1cm.

    • Lấy Hoàng tinh khô đem nấu chín rồi phơi nắng đến nhăn da lại đem đồ (lấy nước nẫu cũ đổ lên trên) xong lại phơi, cứ làm thế từ 5 – 9 lần cho đến khi nếm thấy không ngứa họng là được Hoàng tinh chế. Hoàng tinh khô nếm bị ngứa màu còn nâu, hoàng tinh chế nêm không ngứa, màu đã đen.

    • Hoàng tinh chế khô nhuận, dẻo, thịt đen, vị ngọt không đắng, nếm không ngữa, không sâu móc, sạch tạp chất là tốt. có hai loại: Loại 1: Nguyên củ, ngọt nhiều, cắt ngang ruột màu nâu đen đều. Loại 2: Nguyên củ, vị ngọt ít hơn, cắt ngang ruột màu nâu đen vừa.

  • Công dụng: Theo Đông y, Hoàng tinh vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh Tỳ, Phế, Vị. Có tác dụng bô rtỳ, nhuận phổi, bồi dưỡng cơ thể, tăng sức lực, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Dùng chữa các chứng bệnh người già suy nhược, đau lưng mỏi mệt, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm, ho khan, miệng khát…

    • LIỀU DÙNG: 9 – 12G SẮC UỐNG. Người bị chứng tỳ hư (yếu dạ), tích trệ, đầy bụng không tiêu thì không dùng.

  • Một số ứng dụng bài thuốc:

    • Bài số 1: Thuốc bổ dùng cho người ho lao, yếu mệt, ho ra máu: Hoàng tinh chế: 10g; Sa sâm 8g; Ý dĩ nhân 12g.

    • Bài số 2: Chữa lao phổi, ho ra máu: Hoàng tinh 500g; bách bộ 250g; Bạch cập 250g. Sấy khô, tán bột, luyện mật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần.

    • Bài số 3: Chữa đái tháo đường: Hoàng tinh 30g, sắc uống hàng ngày.

  • Cần bảo quản nơi kín, khô ráo, tránh ẩm, tránh sâu bọ. Dễ mốc, chỉ sấy hơi nóng, hơi than, không được sấy diêm sinh hay clopirin.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan