HOÀNG KỲ (RỄ)

  • Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch) Bge còn gọi Mạc giáp hoàng kỳ - Hoàng kỳ Bắc; Astragalus mongholicus Bge còn gọi là Hoàng kỳ Mông cổ; đều thuộc họ Đậu (Fabaceae).

  • Bộ phần dùng: Rễ của 2 cây trên phơi khô. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây Hoàng kỳ bắc là cây sống lâu năm, cao khoảng 5- - 80cm, rễ cái mập nhiều thịt, rất khó bẻ, có nhiều đầu trên mọc thành nhiều thân, vỏ ngoài của rễ màu vàng đỏ hay nâu đỏ. Thân đứng. Lá mọc so le, lá kép lông chim sẻ, dài 4 – 12cm, gồm 17 – 27 lá chét. Lá chét hình trứng ngắn dài 6 – 20mm, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn. Hoa tự mọc thành chum ở kẽ lá, hoa màu vàng nhạt. Quả loại đậu dẹt dài 25mm, rộng 9mm, trên quả có lông. Mùa hoa tháng 6 – 7, mùa quả tháng 8 – 9.

    • Cây Hoàn kỳ Mông cổ là cây sống lâu năm, cao khoảng 25 – 40cm. Rễ cái to dài. Lá so le, lá kép lông chim lẻ, dài 2 – 3cm, lá chét nhỏ hơn. Hoa màu vàng, tràng hoa dài hơn. Quả loại đậu dài 16 – 29mm, rộng 11 – 15mm, không có lông. Cây trồng 3 năm thì được thu hoạch nhưng sau 6 – 7 năm thì tốt hơn.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa xuân, thu ( mùa thu tốt hơn). Đào lấy rễ, rửa sạch đất cat, loại bỏ rễ con và phần trên cổ rễ, phơi tái, bó thành từng bó đem phơi khô.

    • Hoàng kỳ ít mùi, vị ngọt, nhai mùi hơi tanh, hăng như đậu. Lọa Hoàng kỳ rễ dài, to, ít nhăn nheo, khô chắc mà dịu, nhiều bột, vị ngọt, không mốc mọt là tốt. Tránh nhầm lẫn với rễ cây Vú bò, họ Dâu tằm còn gọi là cây Cơm cháy, có nơi gọi là Nam Hoàng kỳ.

    • Công dụng: Theo Đông y, hoàng kỳ vị ngọt tính ấm vào 2 kinh Tỳ, Phế. Có tác dụng: bổ khí (tăng sức lực) cố biểu (giữ mồ hôi), lợi tiểu, trừ mụn nhọt độc hút mủ, lên da non. Theo Tây y, Hoàng kỳ có tác dụng bổ toàn cơ thể, bổ tim, lợi niệu, giãn mạch và giảm huyết áp, kích thích hệ miễn dịch. Ngoài ra Hoàng kỳ có tác dụng kháng sinh chữa lỵ. Dùng chữa các chứng bệnh biểu hư, tựa ra mồ hôi quá nhiều, ra mồ hôi trộm, mất sức, mất máu, cơ thể suy nhược, yếu dạ đi tiêu chảy, mụn nhọt không liền kín miệng.

      • Liều dùng: 10 – 30g sắc uống. Có thể dùng liều cao tới 40g; dùng sống hay sao chế với Mật ong gọi là Mật chích hoàng kỳ như sau: Lấy 1kg hoàng kỳ thái thành phiến, 250 – 300g, mật ong đã canh và 1 ít nước sôi, trộn đều, đậy lại sao nhẹ lửa cho tới khi có màu vàng, sờ không dính tay, lấy ra để nguội.

      • Lưu ý: Người bị ngoài cảm, có biểu tà, trong có tích trệ hoặc dương thịnh âm hư, lên sởi, lên đậu không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa phong tà lâu không tan đi, tự ra mồ hôi quá nhiều không cầm: Hoàng kỳ 8g; Bạch truật 4g; Phòng phong 4g. Nghiền vụn sắc uống.

    • Bài số 2: Tăng sức lực và sinh máu, dùng cho người suy nhược, bị mất máu nhiều: Hoàng kỳ chích 30g; Đương quy 6g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa đái tháo đường, phát mụn nhọt ngoài da: Hoàng kỳ 180g; Cam thảo 30g. Tán bột mịn. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần.

    • Bài số 4: Chữa phù nề, viêm thận mãn tính, nước tiểu có albumin: Dùng Hoàng kỳ 20g, sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan