HOÀNG ĐẰNG
-
Tên khoa học: 1-Fibrảuea tinctoria Lour; 2- Fibraurea recisa Pierre đều thuộc họ Tiết dê (Menispẻmaceae). Còn gọi tên khác là Cây vằng giang – Hoàng liên đẳng (TQ) Nam Hoàng liên
-
Bộ phận dùng: Thân và rễ, 2 cây hoàng đằng phơi khô. Đã được ghi vào Dược điển VN.
-
Mô tả: Cả hai loại Hoàng đằng đều là dây leo, lá mọc so le, phiến lá hình trứng hay hình cái bay thợ nề, hoa mọc thành chùm. Cây Hoàng đằng mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta.
-
Thu hái và chế biến: Thu hái vào khoảng tháng 6 – 9, đào lấy rễ và cắt lấy thân những cây già to, chặt thành đoạn dài độ 30 cm, phơi khô, rũ sạch đất cát, bó thành từng bó. Hoàng đằng không mùi, vị rất đắng. Loại Hoàng đằng khô đường kính trên 1cm, cắt ngang màu vàng tươi, nhiều bột vàng, không móc mọt là tốt.
-
Công dụng: Hoàng đằng có tác dụng kháng sinh. Dùng chữa đau mắt và kiết lỵ (tinh chế thành Palmatin hay sắc uống). Theo Đông y, Hoàng đẳng vị đắng, tính lạnh vòa 4 kinh: Tâm, Can, Đởm, Vỵ. Có tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc. Chữa các trường hợp viêm tấy, đau mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, kiết lỵ, tâm phiền (lo âu), nôn ọe.
-
Liều dùng: 6 – 12g (sắc uống).
-
Lưu ý: Người thể hàn, mạch trì không nên uống.
-
Bảo quản nơi khô mát, tránh bị mốc mọt.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp