HOÀNG CẦM

  • Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi, họ Hoa môi (Lamiaceae), còn có tên khác là nguyên cầm – Điều cầm .

  • Bộ phận dùng: Rễ cây Hoàng cầm (Radix Scutellaria) phơi hay sấy khô, cũng gọi là Hoàng cầm, được ghi nhận vòa Dược điển TQ.

  • Mô tả: Cây Hoàng cầm là cây cỏ, sống lâu năm, cao 30 – 60cm, rễ cái phình to hình chùy, mặt ngoài màu vàng đen sẫm, bẻ ra bên trong có màu vàng. Thân mọc đứng, vuông, có phân nhánh. Lá mọc đối, cuống rất ngắn, phiến lá hình mũi mác, dài 3 – 5cm, rộng 0,4 – 1cm, mép nguyên, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt, hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu lam tím. Cánh hoa gồm 2 môi, 4 nhị màu vàng, 1 nhụy, có 4 ngăn. Mùa hoa tháng 6 – 9. Cây Hoàng cầm trồng bằng hạt vào mùa xuân.

  • Thu hái và chế biến: Thu hoạch vòa hai mùa xuân thu. Đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát, phơi tái, xát cho tróc lớp vỏ thô, tơi khi thấy lớp màu vàng thì đem phơi khô. Hoàng cầm không mùi, vị đắng. Loại Hoàng cầm rễ dài, to khô, chắc, màu vàng, đã hết lớp vỏ thô ở ngoài là tốt. (Tránh nhầm lẫn với rễ cây rau Ngót, họ Thầu dầu có nơi dùng làm Nam hoàng cầm).

  • Công dụng: Theo Đông y, Hoàng cầm vị đắng, tính lạnh vào 5 kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường. Có tác dụng trừ thấp nhiệt, tả phế, tiêu viêm, an thai. Theo Tây y, hoàng cầm có tác dụng: Chống dị ứng, giảm huyết áp, hạ sốt nóng, lợi niệu, thông mật, an thân. Hoàng cầm làm hạ huyết áp do ảnh hưởng đối với thần kinh thực vật, ngoài ra còn có tác dụng kháng sinh với một số vi khuẩn. Dùng chữa các chứng bệnh khi nóng khi rét, ho do phổi nóng, nóng sốt miệng khát khó chịu, tả lỵ, thấp nhiệt, hoàng đản, tiểu rắt do nóng (nhiệt lâm), đau mắt sưng đỏ, mụn nhọt sưng tấy, động thai, chảy máu cam, nôn ra máu.

    • Liều dùng: 3 – 9g, sắc uống. Có thể bào chế thành tửu hoàng càm (thái thành phiến, phun rượu, sao nhẹ, phơi khô) hoặc than hoàng cầm (thái thành phiến, sao lửa mạnh cho xém nâu đen).

    • Lưu ý: Người yếu dạ, lạnh bụng (tỳ vị hư hàn) mà không có thấp nhiệt không được dùng. Hoàng cầm dùng sống để thanh nhiệt tá hỏa, sao lên để cầm máu, làm mất tính lạnh đắng để khỏi làm hại dạ dày, sao rượu có thể tăng cường tác dụng thanh nhiệt ở phần trên của cơ thể.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chứng phổi nóng sinh ho hen, bí đại tiện:

Hoàng cầm

6g

Đại hoàng

3g

Chỉ xác

3g

Cát cánh

6g

Liên kiều

3g

Bạc hà

3g

Sơn chi tử

6g

Khô hạnh nhân

3g

Sinh cam thảo

6g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa Hoàng đản:

Đình lịch tử

4g

Long đởm thảo

4g

Sơn chi tử nhân

6g

Sơn nhân trần

6g

Hoàng cầm

6g

 

 

Nghiền nhỏ, sắc uống.

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm ướt, tránh phơi nắng quá gắt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan