HOÀNG BÁ
-
Tên khoa học: Phellođẻnon sinense Schneid còn gọi Hoàng bì thụ; Phellodendron amuense Rupr, còn gọi là Hoàng nghiệt – Hoàng bá – nguyên bá, đều thuộc họ Cam (Rutaceae).
-
Bộ phận dùng: Vỏ của 2 cây trên cạo sạch vỏ ngoài, phơi hay sấy khô. Được ghi nhận trong Dược điển Vn và TQ.
-
Mô tả cây: Cây Hoàng bá (Hoàng nghiệt) là một cây to, cao tới 20 – 25cm, vỏ cây bên ngoài màu tro nhạt, nứt nẻ, bên trong màu vàng tươi. Lá mọc đối, hình kép lông chim lẻ gồm 5 – 13 lá chét, lá chét, hình trứng nhọn dài 5 – 15cm, mép nguyên. Hoa tự hình chùy tròn, hoa đơn tính, khác gốc, hoa nhỏ, màu vàng xanh. Mùa hoa tháng 5. Quả mọng, đường kinh độ 1cm, khi chín màu tím đen, trong chữa 5 hạt dẹt. mùa quả tháng 9.
-
Thu hái và chế biến: Thu hái vào khoảng tháng 4 – 7, bóc lấy vỏ cây, cạo bỏ lớp vỏ thô ở ngoài, phơi khô. Hoàng bá ít mùi, vị rất đắng. Loại Hoàng bá vỏ dày, khô, màu vàng tươi, mặt ngoài đã cạo bỏ sạch lớp vỏ khô, có vân mịn là tốt.. Loại xuyên hoàng bá được coi là có giá trị hơn. Trahs nhầm lẫn với vỏ cây Núc nác có nơi vẫn gọi là Nam hoàng bá để chữa trị dị ứng, lở loét do sơn ăn.
-
Công dụng: Theo Đông y, Hoàng bá vị đắng, tính lạnh vòa 2 kinh Thận, Bàng Quan. Có tác dụng tả tướng hỏa (hỏa ở thận) trừ nhiệt thấp, tư âm, giải độc. Còn có tác dụng kháng sinh. DÙng làm vị thuốc kiện vị, chữa các chứng bệnh: nhiệt lỵ phân nhày máu mũi, viêm ruột, tiêu chảy ra máu, nước tiểu đục, hoàng đản, lao sốt nóng hâm hấp trong xương, tê bại, đau mắt đỏ, mụn ở lưỡi hoặc lở ngứa bên ngoài da, trĩ loét, bỏng nước, lửa, phụ nữ xích bạch đới.
-
Liều dùng: 4,5 – 9g sắc uống hoặc chế thành viên. Có thểc hế thành Diêm Hoàng bá: Lấy 10kg Hoàng bá, thái thành mành mành (không đứt hẳn), lấy 0,25kg muối ăn, hoa tan với nước vừa đủ, phun trộn đều, sao lửa nhẹ rồi phơi khô. Diêm hoàng bá dùng chữa phần dưới (hạ bộ). Hoặc chế thành Mật hoàng bá: Lấy 5kg hoàng bá, thái thành mành mành, lấy 3kg mật hòa với nước vừa đủ. Tẩm nước mật nửa ngày phơi khô, lại tẩm nước mật đem sao nhẹ lửa tới khi có màu vàng, sờ không dính tay. Mật hòa bá dùng chữa phần giữa (trung bộ); Tựu hoàng bá: Lây 1kg Hoàng bá, thái mành mành. Lấy 100g rượu phun trộn đều sao nhẹ lửa, rồi phơi khô.
-
Thân Hoàng bá: Thái thành mành mành tới khi mặt ngoài xém đen nhưng phải tồn tính, lấy ra phun nước phơi khô. Thân hoàng bá dùng để cầm máu. Hoàng bá còn dùng ngoài da để cầm máu. Hoàng bá còn dùng ngoài da, đem tán thành bột, đắp chỗ đau.
-
Lưu ý: Người yếu dạ, lạnh bụng (tỳ hư) mà tiêu chảy, biếng ăn không được dùng. Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều tính vị lạnh, đắng nhưng hoàng liên mạnh về thanh hỏa ở timl Hoàng cầm mạnh về thanh nhiệt ở phổi, Hoàng bá mạnh về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Trừ thấp nhiệt, đau lưng, nhức gối: Xương truật, Hoàng bá mỗi thứ 30g. Tán nhỏ, chế thành thuốc viên, uống với nước Gừng. Chia làm 5 ngày.
-
Bài số 2: Chữa viêm gan, hoàng đản cấp tính, bụng trướng cứng: Hoàng bá 6g; Nhân trần 15g; Quả dành dành 9g; Đại hoàng 6g; Sắc uống.
-
Bài số 3: Chữa trẻ em đi lỵ ra máu: Hoàng bá 15g; Xích thược 12g. Tán bột làm hoàn cho uống.
-
Bài số 4: Chữa viêm ruột, viêm dạ dày cấp: Hoàng bá 9g; Mộc hương 6g. Sắc uống.
-
Nếu dùng ngoài da Hoàng bá tán bột mịn, vô trùng, pha với nước chè đặc hoặc đun lấy nước ngoài da.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp