HẬU PHÁC BẮC
-
Tên khoa học: Magnolia officinalis Rehd et Wilss; Magnolia officinalis var biloba Rehd.et. Wils Đều thuộc học Mộc lan còn gọi là Hậu phác Bắc.
-
Bộ phận dùng: Vỏ thân và vỏ rễ và hoa của 2 cây trên phơi khô.
-
Mô tả cây: Cây Hậu phác là cây to, cao khoảng 7 – 15m, vỏ thân tím nâu. Lá mọc so le, cuống to mập, dài 2,4 – 4cm, không có lông, phiến lá hình trứng thuô dài, 22 – 40cm, rộng 10 – 20cm, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp lại. Hoa màu trắng, thơm, to, đường kinh có thể tới 12cm. Quả hình trứng dài 9 – 12 cm, đường kính 5 – 6,5cm. Cây Hậu phác sau rất giống loài trên, chỉ khác là ở đầu lõm xuống chia đầu lá thành 2 thùy.
-
Thu hái và chế biến:
-
Vỏ Hậu phác: Thu hái vào tháng 4 – 6. Chọn những cây đã mọc trên 20 năm, bóc lấy vỏ thân và vỏ rễ, phơi trong râm hoặc nhúng qua nước sôi, lấy ra đổ thành đống cho hơi nước ở trong bay hơi ra rồi phơi khô, Sau đem đồ hơi nước cho mềm, cuộn lại thành ống, phơi khô trong râm.
-
Vỏ hậu phác bắc mùi thơm vị cay tê, hơi đắng, hơi ngọt. Loại hậu phác vỏ thô, thịt mịn, nhiều dầu, mùi vị đậm đà, mặt bẻ ngang mầu đỏ tía, trông lấp lánh như sao, nhai ít bã là tốt. Loại Hậu phác vỏ thân ở gần rễ tốt hơn vỏ cành. Hậu phác Tứ xuyên được coi là có giá trị hơn cả.
-
Loại Hậu phác vỏ ít dầu, mùi vị bác, mặt cắt ngang không có những điểm lấp lánh như sao là kém.
-
-
Hoa Hậu phác: thu hái vào đầu mùa hạ. Khi hoa sắp nở thì hái đem về, đồ hơi nước độ 10 phút, lấy ra đem phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô. Hoa Hậu phác mùi thơm vị hơi cay. Loại hoa Hậu phác nguyên vẹn, màu xám đỏ nâu, mùi thơm đậm là tốt.
-
Hậu phác nam thu hoạch vào tháng 4 – 6, khi trời nắng ráo, bóc vỏ cây thành từng thanh theo đúng quy cách, cạo sạch vỏ ngoài, rồi đem phơi sấy khô. Loại Hậu phác nam khô, đã cạo sạch lớp vỏ ngoài, thịt màu nâu nhạt, mùi thơm hắc, vị hơi the, chát, không mốc mọt, không mục nát, sạch đất cát là tốt. Hậu phác nam phải lột thành từng thanh dài khoảng 25 – 30cm, rộng 4 – 6cm.
-
Ngoài ra còn có tên khác Cây vối rừng (họ rừng), Cây Ngọc Lan ta (Mộc lan), Cây Quế rừng (họ Long não); Cây Bách bệnh (họ Khô mộc).
-
-
Công dụng: Theo Đông y, Hậu phác vị đắng cay, tính ấm, vào 3 kinh: Tỳ vị, Đại trường. Có tác dụng làm ấm dạ dày, đưa hơi xuống, làm hết đầy, trừ thấp, tiêu đờm, tiêu ứ, phá tích.
-
Dùng chữa các chứng bệnh bụng đầy, chướng đau, nôn mửa, ăn uống không tiêu, đại tiện bí, táo, tả lỵ, ho hen có đờm.
-
Liều dùng: 3 – 10g; sắc uống. Có thể chế với nước gừng (10kg hậu phác nấu với 1kg gừng sống rồi vớt hậu phác ra thái) gọi là KHương Hậu phác.
-
Lưu ý: Người tỳ vị hư nhược và phụ nữ có thai không được dùng. Theo ĐÔng y, hoa hậu phác vị đắng, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí, trừ thấp, dùng chữa chứng bệnh tức ngực.
-
Liều dùng: 1,5 – 6g hãm hoặc sắc uống.
-
-
Một số ứng dụng bài thuốc:
-
Bài số 1: Chữa đau bụng, viêm ruột lỵ, tiêu khuẩn, bí đại tiện: Hậu phác 6g; Chỉ thực 3g; Đại hoàng 3g. Sắc uống.
-
Bài số 2: Thang Hậu phác, quế chi chữa chứng sợ gió, tự ra mồ hôi, ho xuyễn:
-
-
Hậu phác
9g
Bạch thược
9g
Đại táo
9g
Quế chi
9g
Gừng sống
9g
Hạnh nhân
9g
Cam thảo
9g
Sắc uống.
-
-
Bài số 3: Thang Hậu phác, ma hoàng, chữa ngực tức đầy, sinh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính:
-
-
Hậu phác
6g
Thạch cao sống
15g
Ngũ vị tử
3g
Gừng khô
1,5g
Ma hoàng
3g
Hạnh nhân
9g
Bán hạ
9g
Tế tân
1,5g
Sắc uống.
-
Bảo quản nơi khô ráo, râm mát, tránh làm mát tinh dầu thơm.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp