HÀ THỦ Ô

  1. HÀ THỦ Ô ĐỎ (RỄ).

  • Tên khoa học: Polygonum multiflỏum Thumb, họ Rau răm (Polygonaceae); Tên khác Xích thủ ô – Dạ giao đằng – Dạ hợp đẳng – Hà thủ ô (TQ).

  • Bộ phận dùng: Rễ củ của cây hà thủ ô phơi khô. Được ghi nhận trong Dược điển Vn và TQ.

  • Mô tả: Cây Hà thủ ô là một loại dây leo, sống lâu năm, thân mọc xoắn vòa nhau. Thân nhẵn màu lục hay hơi đỏ tía, có những vân hoặc bì không. Lá đơn, mọc so le, có cuống dài,, phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, dài độ 7cm, rộng độ 4cm, mép nguyên, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt, có khi phớt hồng tía, cả hai mặt đều nhẵn và không có lông. Hoa trắng nhỏ liti, mọc thành chum ở lẽ lá hay đầu cành. Mùa hoa tháng 9 – 10. Quả nhỏ có 2 mặt hình thoi, ,màu nâu, dài độ 1mm. Mùa quả tháng 11 – 12.

    • Cây Hà thủ ô mọc hoang nhiều ở Sơn la, Lai Châu, Lào cai, Yên Bái…

  • Thu hái và chế biến: Rễ củ có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Khi cây khô héo, đào lấy rễ củ, rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con; củ nhỏ đường kính 4 -8cm thì để nguyên, củ to đường kính trêm 8cm thì bổ tư, xong đem phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô (có thể đồ chín rồi phơi khô thì tốt hơn). Rễ của Hà thủ ô không mùi, vị hợi đắng, chát. Loại Hà thủ ô củ khô, chắc, da màu nâu xám, nhiều bột, ít xơ thịt màu đỏ hồng hay nâu, không bị cháy, không mốc mọt là tốt. Có hai loại:

    • Loại để nguyên củ, củ to đường kinh 4 – 8cm có lõi nhỏ, đường kính dưới 1cm. đây là loại tốt nhất.

    • Loại đường kính củ trên 1,5cm, có thể bổ đôi hay để nguyên.

Cần lưu ý phân biệt với rễ của dây sữa bò (còn gọi là Hà thủ ô trắng), họ thiên lý; Thân củ của cây bình vôi, họ tiết dê; Thân rễ của cây củ nâu, học Cù mài thường hay lẫn với hà thủ ô đỏ, củ nâu không có lõi.

  • Công dụng: Theo Đông y, hà thủ ô vị đắng, ngọt, chát, tính ấm, sáp (làm săn) vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng: bổ gan, thận, thu liễm tinh khí, làm mạnh gân cốt, nuôi dưỡng khí huyết, làm đen râu tóc.

    • Dùng chữa các chứng bệnh yếu gan, viêm gan mạn tính, yếu thận lưng gối đau nhức, âm hư, sốt rét lâu ngày, thiếu máu, thần kinh suy nhược, di tinh, bạch đới khí hư, râu tóc sớm bạc.

    • Theo Tây y, Hà thủ ô có tác dụng giảm cholesterol máu, nhuận tràng, bổ tim, bổ thần kinh, bổ toàn cơ thể. Chữa các chứng bệnh: tăng cholesterol máu, mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, hạch tăng sinh.

    • Liều dùng: 10 – 12g, dùng sống hoặc đồ với đậu đen gọi là hà thủ ô chế, sắc uống.

    • Cách chế: Lấy 50kg hà thủ ô thái thành phiên, trộn đều với 12,5kg nước đậu đen vào 12,5kg rượu nếp, hoặc rượu trắng đem đun cách thủy cho đến khi hút hết nước, lấy ra phơi khô.

    • Lưu ý: Người bị ngoài cảm, phong hàn (cảm lạnh) không được dùng. Hà thủ ô kỵ sắt (sẽ bịđen). Muốn bổ máu thì dùng Hà thủ ô chế. Muốn nhuận tràng thì dùng sống. Người tỳ vị hư (tiêu hóa kém) tiêu chảy không dùng. Dùng Hà thủ ô phải kiêng ăn tiết động vật, thịt cá không vảy, củ cải, hành tỏi.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chứng yếu sức, thiếu máu, yếu thận, không có con, di tinh, phụ nữ khí hư:

Hà thủ ô đỏ

10g

Ngưu tất

6g

Câu kỷ tử

6g

Phá cố chỉ

4g

Bạch phục linh

4g

Đương quy

6g

Thỏ ty tử

4g

 

 

Luyện với mật ong làm thành viên, mỗi viên 0,5g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên; sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng và tối dùng nước muối.

    • Bài số 2: Rượu hội chữa rắn cắn:

Hà thủ ô đỏ

40g

Thanh phàn

24g

Xuyên bối mẫu

24g

Nam tinh

24g

Bạch chỉ

24g

Quế chi

24g

Bào sơn giáp

24g

Hùng hoàng

40g

Ngũ linh chi

20g

Bạch thược

12g

Bạch đậu khấu

24g

 

 

Tán nhỏ, ngâm với 1,5lít rượu 35 – 40 độ trong 10 ngày, lấy ra cho uống 100ml – 200ml 1 ngày (chia làm nhiều lần).

    • Bài số 3: Bổ máu an thần chữa thiếu máu, mất ngủ, lo âu, máu khô, râu tóc bị bạc sớm:

Hà thủ ô chế

9g

Bắc sa sâm

9g

Quy bản

9g

Mẫu lệ

9g

Bạch thược

9g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 4: Dưỡng can, chữa thiếu máu, vàng đầu hoa mắt, chân tay tê dại, tăng huyết áp:

Hà thủ ô chế

9g

Sinh địa

9g

Bạch thược

9g

Cỏ nhọ nồi

9g

Cỏ nhọ nồi

9g

Hoài ngưu tất

9g

Huyền sâm

9g

Hy thiêm

9g

Tần gửi dâu

9g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 5: Hà thủ ô đỏ dắc uống độc vị hàng ngày chữa nam giới tinh trùng yếu, tinh dịch loãng.

    • Bài số 6: Hà thủ ô đỏ kết hợp với tầm gửi dâu (tang ký sinh) chữa tăng huyết áp do mạch máu xơ cứng ở người cao tuổi.

  • ĐỐI VỚI THÂN DÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ:

    • Bộ phận dùng là thân dây của cây Hà thủ ô (Caulis Polygoni multiflori) gọi là Thủ ô đằng hạy Dạ giao đằng (TQ).

    • Thu hái và chế biến: Thân cây thu hoạch vào mùa thu. Khi lá bắt đầu rụng, cắt lấy thân dây, loại bỏ các cành nhỏ bé và lá tàn úa, bó lại thành bó phơi khô.

      • Thân dây hà thủ ô không mùi vị hơi đắng, chát. Loại Dạ giao đằng thân khô mặt ngoài màu nâu tía là loại tốt.

    • Công dụng: Theo Đông y, thủ ô đằng vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt lạc trừ phong thấp, dưỡng tâm an thần, cầm mồ hôi. Dùng chữa các chứng bệnh huyết hư (thiếu máu) sinh đau nhức khắpmình mẩy, thần kinh suy nhược mất nggủ, ra quá nhiều mồ hôi

      • Liều dùng: 10 – 15g, thái nhỏ sắc uống. Dùng ngoài da, đun nước tắm rửa, chữa ngứa.

    • Bài thuốc chữa chứng buồn phiền, mất ngủ: Dây Hà thủ ô đỏ 9g; Đan sâm 9g; Trân châu mẫu 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

  1. HÀ THỦ Ô TRẮNG.

  • Tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr, Tylophora juventas Wood – son, họ Thiên Lý (Ascleppiadaceae). Còn gọi là Dây sữa bò – củ vú bò – Cây sừng bò – Khâu nước (Lạng sơn) – Mã liền an (TQ).

  • Bộ phận dùng: Rễ củ cây hà thủ ô trắng phơi hay sấy khô.

  • Mô tả: Cây Hà thủ ô trắng là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân và cành màu hơi đỏ, hay nâu đỏ, lúc non có nhiều lông, khi già thì nhẵn dần. Lá mọc đối, hình trứng nhọn, dài độ 8cm, rộng độ 5cm, hai mặt có nhiều lông mịn. Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, nhiều lông. Quả đại tách đôi ngang ra trông như sừng bò. Khi bẫm vào thân dây hay lá thì chảy ra nhựa trắng trông như sữa bò.

    • Cây mọc hoang ở nhiều vùng nước ta.

  • Thu hái và chế biến: thu hoạch quanh năm nhưng vào mùa thu đông thì tốt nhất. Đào lấy rễ củ rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, đem phơi hợc sấy nhẹ cho khô. Có thể thái vát thành phiến dày độ 5mm. Hà thủ ô trắng mùi thơm nhẹ, vị đắng. Loại Hà thủ ô trắng rễ củ to đường kính trên 2cm, khô, chắc thịt trắng, nhiều bột, mùi thơm, không mối mọt, vụn nát là loại tốt.

  • Công dụng: Dùng chữa cảm mạo, sốt nóng, viêm ruột, tiêu chảy, viêm thận mạn tính, ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ máu phối hợp với hà thủ ô đỏ. Theo kinh nghiệm dân gian thường dùng Hà thủ ô trắng sắc uống, chữa cảm sốt, làm thuốc lợi sữa.

    • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống. Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, sâu mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan