GAI DẦU
-
Tên khoa học: Cannabis sativa L.Subsp.sativa; họ Gai dầu (Cannabaceae); Tên khác Gai mèo – Lanh mèo – Đại ma (TQ).
-
Bộ phận dùng: QUả già đã chế biến khô của cây gai dầu: còn gọi là Hỏa ma nhân (TQ). Được ghi nhận trong Dược diển TQ.
-
Mô tả cây: Cây thảo, sống hàng năm, thân vuông thẳng có nhiều rãnh dọc, phủ lông mềm, cây cao từ 1 – 3m. Lá mọc cách, có cuống, có lá kèm theo, phiến lá sẻ đến tận gốc thành 5 – 7 lá chét thuôn nhọn hẹp như ngọn giáo, mép có răng cưa, lá dài 4 – 15cm cũng có lông nhung, Hoa đơn tính, khác gốc. Các hoa đực xếp thành chùm xim kép ở nách lá và ở ngọn – Các hoa cái xếp thành xim hay xim co ở nách những lá bắc dạng lá. Hoa màu vàng đục. Quả bế hình trứng dẹp, đầu nhọn, dài 5 – 6mm, có 1 hạt, chứa nhiều dầu. Cây gai dầu được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Mùa hoa tháng 5 -6, quả tháng 7 – 9.
-
Công dụng: Theo Đông y, hỏa ma nhân vị ngọt, tính bình. Vào các kinh Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, ngoài ra còn lợi niệu, chống nôn, điều kinh, trấn kinh. Chữa các chứng bệnh dạ dày háo nhiệt, đại tiện táo trĩ, người già hoặc phụ nữ sau khi sinh nở tân dịch khô cạn sinh ra táo bón, buồn nôn do vị nhiệt.
-
LIỀU DÙNG: 10 – 15G.
-
Lưu ý: Hỏa ma nhân uống nhiều có thể gây tổn hại mạch máu. Người bị tiêu chảy, hoạt tinh, liệt dương không được uống.
-
Việc trồng Cây Dầu gai cần được quản lý đầy đủ vì Ngọn mang hoa và nhựa của cây cần được quản lý theo như chất gây nghiện, ma túy vì có thể đi vào trung khu thần kinh, giảm trí nhớ, giảm và mất nhuc ầu tình dục ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và di truyền.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng
-
Bài số 1: Chữa các chứng bệnh ruột, dạ dày, háo nhiệt, đại tiện táo, trĩ: Hạt dầu gai 10g; Hạnh nhân 10g; Hạt qua lâu 10g; Hậu phác 6g. Sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa bệnh người già, phụ nữ sau sinh tân dịch khô gây táo bón: Hạt dầu gai 15g; Hạt tía tô 10g. Sắc uống.
-
Bài số 3: Chữa chứng đau dạ dày nóng, ợ lên buồn nôn: Hạt gai dầu 15g. Dập nát, sắc thêm ít muối uống.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp