ĐƯƠNG QUY

  • Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliu) Diels, họ Hoa tán (Apiaceae). Tên khác là Tần quy – Tây quỳ.

  • Bộ phận dùng: Rễ cây Đương quy phơi hay sấy khô. Đã được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Đương quy lad dạng cây cỏ sống lâu năm, cao độ 50 – 80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá kép 2 – 3 lần xẻ lông chim, mọc so sle, cuống dài 3 – 12cm, 3 đôi lá chét, lá chét lại xưe 1 – 2 lần nữa, mép có răng cưa, phía dưới cuống phát triển ôm lấy thân. Hoa hình tán kép, nhỏ,màu trắng xanh. Mùa hoa tháng 7 – 8. Quả bế có ria màu tím nhạt.

    • Có giống dương quy Triều tiên gọi là Lai quy, cùng họ.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào cuối mùa thu. Đào lấy rễ những cây đã sống 3 năm, chải đất sạch sẽ, để chờ cho thủy phân bay dần rồi phân loại thành to nhỏ mà bó thành bó, sấy nhẹ lửa cho khô kỹ (nhiệt độ thấp gần 50độC).

    • Đương quy mùi thơm đậm, vị ngọt, hơi đắng, cay. Loại đương quy rễ cái to, dài, ít rễ nhánh, đầu to, mặt cắt ngang màu trắng ngà, khí vị đậm, vị ngọt, khô, không lẫn tạp chất , không mốc mọt là loại tốt.

    • Xuyên quy (Đương quy Tứ Xuyên) tốt hơn cả. Lai Quy Triều tiên mùi thường hăng hơn.

  • Công dụng: Theo Đông y, đương quy vị ngọt, cay, tính ấm vào 3 kinh Tâm, Can, Tỳ. Có tác dụng bổ máu, lưu thông máu, điều kinh, làm cho ruột trơn, chữa táo bón.

  • Chủ yếu dùng chữa các chứng bệnh phụ nữ vô kinh, kinh đau, băng huyết thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt không đều, các trường hợp thiếu máu, chân tay đau buốt do thiếu máu, táo bón, bị ngã có thương tích. Khi dùng người ta lại phân ra:

    • Quy đầu: là rễ chính và 1 phần rễ cổ, có tác dụng cầm máu.

    • Quy thân: là phần dưới của rễ chính hay rễ phụ lớn có tác dụng nuôi máu (dưỡng huyết).

    • Quy vĩ là rễ phụ nhỏ có tác dụng hành huyết, lưu thông máu.

    • Toàn quy cả rễ cái rễ phụ có tác dụng hòa huyết, điều hòa máu.

    • Có thể dùng sống, tẩm rượu sao hoặc sao cháy xém.

    • Liều dùng: 6 – 12g sắc uống.

    • Lưu ý: Người bị chứng tỳ thấp, đầy bụng và tiêu chảy không được dùng. Cần phân biệt Thổ đương quy; Sơn đương quy.

  • Đương quy có tinh dầu và rất dễ bị mốc mọt. Cần bảo quản nơi khô ráo, phòng sâu mọt, định kỳ sấy khô.

Bài viết liên quan