ĐƠN CHÂU CHẤU

  • Tên khác: Aralia armata(Wall) Seem – họ Ngũ gia (Araliaceae). Tên khác là Cây cuồng – Độc lực (HÀ Tây) – Cẩm giàng (Lạng Sơn) – Quảng Đông hốt mộc (TQ).

  • Bộ phận dùng: Lá, rễ tươi hoặc đã chế biến khô của cây Đơn Châu chấu. (Folium, Radix Araliae Armatae).

  • Mô tả cây: Cây nhỏ, cao 1 – 2m, phân nhiều cành, mảnh gày, mọc lan xòe rộng. Lá rộng, kép 2 – 3 lần lông chim có 9 – 11 lá chét, hình trứng nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 2 – 3cm, gân lá có những gai nhỏ. Cành thì có những gai cứng quắp lại. Cuống lá có bẹ. Cụn hoa hình chùy nhiều tán, cuống hoa có gai. Hoa nhỏ màu lục vàng nhạt. Quả hạch hình cầu, đường kính 3 – 4mm. Mùa hoa quả tháng 7 -9.

    • Cây đơn châu chấu mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Lá thường dùng tươi. Rễ thu hái quanh năm. Đào lấy rễ, rửa sạch, phơi khô.

    • Trong thành phần hóa học thấy có một số chất như Protid, lipid, glucid, carotene, vitamin C…

  • Công dụng: Đơn châu chấu chủ yếu được dùng với những bài thuốc dân gian chữa các chứng bệnh như: thanh nhiệt, tiêu thũng, khu phong trừ thấp giải độc tán ứ:

    • Rễ: Chữa viêm gan, viêm họng, amiđan, viêm khớp, viêm thận phù thũng, sưng vú, phong thấp, chấn thương, ngã.

    • Lá non: có thể ăn được, đắp mụn nhọt.

    • Liều dùng: Rễ 10 – 15g sắc uống; Lá 20 – 30g sắc uống. Dùng ngoài da, lượng tùy ý.

  • Một số ứng dụng:

    • Chữa bí tiểu dùng 12g rế sắc nước uống.

    • Chữa viêm khớp: Dùng 10 – 30g rễ sắc uống.

    • Chữa ho lâu ngày dùng Rễ đơn châu chấu cùng với vỏ cây Khế chua,, liều lượng bằng nhau (khoảng 20g) sắc nước uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan