CÁC BÀI THUỐC TỪ CÂY HOA GẠO

Cây gạo (Gossampinus malabarica) đồng bào ta còn gọi là công bông gạo, cây gòn. Sách Dương phu – Dị vật chi gọi là Mộc miên; sách Nam Châu Dị vật chí gọi là Cổ bối; Sách Ngô Tầm tạp bội gọi là Quỳnh Chi, Anh hùng thụ.

Cây hoa gạo thuộc cây thân mộc thuộc họ Gạo sống nhiều năm cao tới 15m, được trồng phổ biến ở khắp nước ta đặc biệt là miền Bắc.

Hoa gạo được các sách gọi với nhiều tên khác nhau như Sinh Thảo Dược Tính bí yếu gọi là Mộc miên hoa; Sách Bản thảo Cương mục gọi là Phan Chi Hoa; Sách Uông tả thừa tập gọi là Ban Chi hoa;… Hoa này to có 5 cánh, màu đỏ đẹp, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Quả gạo hình thoi, dài 8 đến 15cm với 5 van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông.

Bàn về dược tính của Hoa gạo

  • Sách Quảng Châu bộ đội thường dụng trung thảo dược thủ sách cho rằng Hoa gạo vị ngọt, tính mát chủ thanh nhiệt lợi thấp, chữa viêm ruột, lỵ do nhiễm trùng.
  • Sách Quảng tây Trung Dược Dược chí cho rằng Hoa gạo khử thấp độc, chữa mụn nhọt hiểm.
  • Sách Nam Ninh Thị Dược Vật chí cho rằng Hoa gạo khử thấp nhiệt, chữa băng huyết, vết thương do dao chém..
  • Sách Lĩnh Nam thái dược lục cho rằng Hoa gạo chữa say nắng, trúng nắng.
  • Sách Trung Dược tân biên cho rằng Hoa gạo chủ lợi tiểu và làm mạnh tỳ.
  • Sách bản thảo cầu nguyên cho rằng Hoa gạo đỏ chữa xích lỵ, hoa gạo trắng (hơi hiếm) chữa bạch lỵ.

Về Dược tính của vỏ cây gạo, rễ cây gạo:

  • Sách Bản thảo Cầu nguyên cho rằng: Vỏ cây gạo vị chát pha cay, tính bình, chữa vết thương do ngã đau, phỏng và làm hoạt huyết.
  • Sách Quảng Châu bộ đội thường dụng trung thảo dược thủ sách cho rằng Vỏ cây gạo vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, lợi thấp, chữa viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, phù thũng sau khi sinh.
  • Sách Lĩnh NamThái Dược lục cho rằng Vỏ cây gạo chữa lưng, chân tê bại, mạch máu bị liệt, đùi và đầu gối đau nhức, xích bạch lỵ.
  • Sách Nam Ninh thị dược vật chí cho rằng Vỏ cây gạo khử thấp nhiệt, chữa băng huyết, vết thương do dao chém…
  • Sách Thảo Dược Tính Bị yếu cho rằng Vỏ cây gạo tiêu nhọt sưng, ngưng đau, chữa vết thương do ngã đau, đòn đau và làm sưng tấy.s
  • Sách Quảng Châu bộ đội thường dụng trung thảo dược thủ sách cho rằng Rễ cây gạo vị cay, tính mát, chủ thanh nhiệt, lợi thấp, chữa viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, phù thũng sau khi sinh.
  • Sách Thường dụng Trung thảo Dược Thể sắc đồ phổ cho rằng: Vỏ rễ cây gạo dùng tiếp xương, chữa gãy xương.
  • Sách Trung Dược Tân biên cho rằng: Vỏ rễ cây gạo thu nhỏ vết thương, cầm máu, chữa chứng xích lỵ.
  • Sách Lĩnh Nam Thái Dược lục cho rằng: Rễ cây gạo nấu uống chữa chứng đàm hỏa, tràng nhạc.

TRỊ LIỆU:

  1. Chữa chứng Băng huyết: Dùng Hoa gạo 50g, mật ong 250g. Nghiền hao gạo thành bột, cho vào mật ong khuấy đều. Mỗi khi dùng, cho 50g mật thuốc này vào một lượng nước vừa phải nấu sôi lên, để nguội uống; ngày uống 3 lần – Bách Hoa Trị Bách bệnh.
  2. Chữa chứng Đi lỵ dùng 1 trong 2 phương sau:
  • Phương 1: Hoa gạo (xích lỵ dùng hoa gạo đỏ, bạch lỵ dùng hoa gạo trắng) 10g, lá trà 15g. Gộp chung cả hai thứ, chia làm 3 lần dùng. Khi dùng cho 1 phần vòa chén rót nước sôi vào ngâm, để còn âm ấm thì uống, ngày uống hết 3 phần thuốc – Bản thảo cầu nguyên.
  • Phương 2: hoa gạo 10g, gạo tẻ 50g. Cho hoa vào một lượng nước thích hợp rồi nấu trong 10 phút, lọc lấy nước rồi cho gạo vào nấu thành cháo, để còn ấm thì dùng hết trong 1 lần – Bách hoa trị bách bệnh.
  1. Chữa chứng Nhọt độc , lở loét dùng hoa gạo tươi 1 lượng vừa đủ, giã thật nát đắp vào miệng nhọt hay lở loét, ngày thay thuốc 1 lần – Bách hoa trị bách bệnh.
  2. Chữa vết thương chảy máu: dùng 1 trong 2 phương:
  • Phương 1: Hoa gạo lượng dùng thích hợp, nghiền thành bột rắc vào vết thương, lấy băng sạch băng vết thương lại.
  • Phương 2:  hoa gạo tươi 1 lượng vừa đủ, giã thật nát đắp vào miệng nhọt hay lở loét, ngày thay thuốc 1 lần – Bách hoa trị bách bệnh.
  1. Chữa kiết lỵ tiêu chảy dùng hoa gạo một lượng lớn, sao vàng, sắc uống. Ngày uống 20 – 30g – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

Ngoài ra còn dùng chữa một số bệnh khác:

  • Chữa chứng Lở, Ngứa lạ ở Âm nang (bìu) dùng vỏ cây gạo lượng vừa đủ dùng, rửa sạch, nấu với một lượng nước thích hợp ngâm, rửa chỗ bị loét, lở - Quý châu Trung Y Nghiệm phương.
  • Chữa chứng Bong gân chấn thương sưng nề tụ máu dùng Vỏ cây gạo 16g (bỏ vỏ ngoài sao rượu), toàn cây lá lốt 16g (sao vàng) nước 750ml. Cho cả hai thứ trên vào nước săc còn 250ml để còn âm ấm thì uống, chia làm 2 lần uống trong ngày – Chữa bệnh bằng cây thuốc vườn nhà.
  • Chữa đau răng dùng vỏ cây gạo 20g, rửa sạch, sắc đậm.
  • Chữa Gãy xương dùng Vỏ cây gạo tươi lượng vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, bó vào chỗ xương gãy – chữa bằng cây thuốc vườn nhà.
  • Chữa Vết thương do bị ngã đau, bị đòn đau: Rễ tươi của cây gạo lượng dùng thích hợp, rửa sạch, đập giập, ngâm rượu thoa vào chỗ bị sưng đau, hoạc giã nát đắp vào chỗ sưng đau.
  • Chữa phụ nữ sau sinh không có sữa dùng hạt cây gạo 16g, sao vàng sắc uống, ngày uống 3 lần, mỗi ngày uống 100ml – Chữa bệnh bằng cây thuốc vườn nhà.
  • Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan