BA GẠC

  • Tên khoa học: Rauwolffia verticillata (Lour) Baill, họ Trúc đào (Apocynaceae); Tên khác là Ba gạc ta – lạc toọc – La phu mộc.
     
  • Bộ phận dùng: Rễ cây ba gạc (Radix Rauwolfiae) phơi hay sấy khô. Theo Dược điển VN ghi dùng rễ khô của cây ba gạc ta và một số loài Rauwolfia khác như Ba gạc Châu Phi; Ba gạc của Cu ba; Ba gạc Ấn độ. Ngoài ra ở Việt nam còn có 1 số cấy ba gạc khác: Ba gạc Châu đốc; Ba gạc lá nhỏ cũng cần nghiên cứu để làm thuốc.
     
  • Mô tả: Cây ba gạc ta là loại giống cây nho, cao 1 – 1,50m, thân đứng, trên mặt thân có những lỗ sần nhỏ của bì không. Lá nhẵn, lúc còn non có khi mọc đối, thường mọc vòng 3 lá một. Phiến lá hình mũi mác dài hay hơi hình trứng. Hoa mọc thành xim dạng tán kép. Hoa trắng, thơm, ống hình chuông 5 cánh, mùa hoa tháng 5 – 11. Quả hạch, hình trứng, mọc đối, song đôi, khi chín có màu đỏ tươi, mùa qua tháng 6 – 12. Cây ba gạc mọc hoang ở vùng rừng núi nước ta nơi ẩm, ưa ánh sáng, ven rừng. Có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành.

  • Thu hái chế biến: Rễ đào quanh năm, tốt nhất là vào thu đông. Khi trời khô ráo, đào lấy rễ, chặt bỏ phần trên cổ rễ. Đem phơi hoặc sấy khô rồi giũ sạch đất cát. Lớp vỏ chữa nhiều hoạt chất nhất nên cần chú ý bảo vệ, tránh làm sây sát vỏ rễ khi đào và không được ngâm rửa hoặc làm long tróc vỏ rễ khi chế biến phơi sấy.
     
    • Rễ ba gạc không mùi, vị rất đắng. Rễ ba gạc phải khô cứng, khó bẻ, còn nguyên vỏ màu nâu tro, có những đường rãnh nứt nẻ theo chiều dọc. Vỏ rễ mềm xốp, sờ xát dễ bị long tróc. Vỏ rễ và gỗ rễ nhấm kỹ có vị rất đắng. Gỗ rễ rất mịn. Rễ ba gạc phải tương đối sạch đất cát, không bị mốc, không bị sâu mọt. Rễ trụ, cong queo, đường kinh đoạn trên phải dưới 5cm, đoạn dưới thuôn nhọn. Rễ dài độ 40cm, đoạn từ cổ rễ trở lên không được dài quá 3cm (nếu có)
       
  • Công dụng: Làm giảm huyết áp, làm tim đập chậm, có tác dụng an thần và gây ngủ. hiện nay có thể chế dạng cao lỏng ba gạc, liều dùng 30 giọt một ngày, có thể dùng tăng lên 45 – 60 giọt, có thể dùng kéo dài nhưng nên dùng 10 – 15 ngày rồi ngừng 2 – 4 tuần rồi dùng tiếp.
     
  • Tránh nhầm lẫn với cây ba chạc cũng được gọi là ba gạc. Cây có cành màu đỏ xám, lá kép gồm 3 chét, chứa tinh dầu, thơm nhẹ, có mùi long não, hoa mọc ở kẽ lá và ngắn hơn. Lá và cành tươi cây này chữa ghẻ, mụn nhọt. Thân và rễ làm thuốc bổ đắng, điều kinh (4 – 12g dưới dạng thuốc sắc_. Trung quốc gọi là cây Tam A khổ, lá uống chữa cảm cúm, đau họng, viêm amiđan, viêm gan, viêm não, rễ sắc uống chữa thấp khớp, đau lưng.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan