ĐỖ TRỌNG

  • Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv, họ Đỗ trọng (Eucommiaceae), còn gọi là Tư trọng – Ngọc tì bì.

  • Bộ phận dùng: Đỗ trọng là vỏ cây đỗ trọng phơi hay sấy khô. Đã được ghi nhận trong Dược điển Vn và TQ.

  • Mô tả cây: Cây đỗ trọng là một cây nhỡ, cao tới 10 – 20m, luôn xanh tươi. Ls mọc so le, hình trứng rộng, đầu lá nhọn, mép có răng cưa, khi dứt làm 2 – 3 mảnh sẽ thấy những sợi nhựa trắng như tơ giữa các mảnh như cuống sen.

    • Hoa đơn tính, khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi, đầu quả xe làm 2 hình chữ V.

  • Thu hái chế biến: Thu hái vào hai mùa xuân hạ. Chọn những cây to đường kính thân cây 15 – 60cm, bóc lấy vỏ, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, phơi khô. Cũng có thể ép cho phẳng xếp thành đống, chờ 6 – 7 ngày cho ra mồ hôi mặt trong có màu đen thì đem ra phơi khô. Đỗ trọng ít mùi, vị hơi đắng, nhai có bã dạng keo. Loại đỗ trọng vỏ dày, rộng, nguyên vẹn,, không vụn nát, sạch vỏ thô ở ngoài, bẻ có nhiều tơ dai, khó dứt, óng ánh nhiều, mặt trong màu nâu đen, khô là loại tốt. Loại vỏ mỏng, hẹp, ít tơ, hoặc còn nhiều vỏ thô ở ngoài là kém.

    • Hiên nay, ta có dùng loại Đỗ trọng nam trồng nhiều ở Quảng Bình; Loạinày bề ngoài màu hơi đỏ gạch, khi bẻ có nhiều tơ như đỗ trọng Bắc nhưng không dai và không óng ánh. Lại này có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra còn có Đỗ trọng đắng, họ Trúc đào dùng thân thay Đỗ trọng chữa đau lưng phong thấp, yếu thận, tăng huyết áp.

  • Công dụng: Theo Đông y, Đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ấm, vào hai kinh Can, thận. Có tác dụng bổ gan thận, khỏe gân cốt, an thai. Dùng chữa các chứng bệnh đau lưng, mỏi gối, động thai.

    • Liều dùng: 6 – 10g, sắc hoặc ngâm rượu uống (cũng có khi tẩm nước muối sao). Có thể chế thành Thán đỗ trọng: Lấy 1kg đỗ trọng thái thành hình như mành mành, sao lửa vừa phải tới khi thành màu đen và đứt tơ nhưng phải tồn tính, hòa tan 30g muối với lượng nước vừa đủ, phun vào phơi khô. Theo tây y, Đỗ trọng có tác dụng: giảm huyết áp, giãn mạch, bổ tim, giảm đau, chống viêm, lợi niệu, kích thích hệ miễn dịch.

    • Lưu ý: Người thể âm hư, hỏa bốc mạnh dùng phải cẩn thận.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Hà sa đại tạo hoàn: chữa chứng âm hư, sốt hâm hấp trong xương, ho lao, người mệt mỏi, yếu, di tinh:

Tư hà sa

200g

Sinh địa

400g

Hoàng bá

300g

Nhân sâm

100g

Quy bản chế

400g

Thiên môn đông

200g

Ngưu tất hoài

200g

Ngũ vị tư

200g

Đỗ trọng

300g

Mạch môn đông

200g

Đương quy thân

200g

 

 

Làm thành viên bằng hồ gạo nếp, uống với nước muối hay rượu hâm ấm.

    • Bài số 2: Chữa chứng có thai 2 – 3 tháng, động thai, đau lưng muốn sảy thai: Đỗ trọng 50g; tục đoạn 50g. Tán nhỏ trộn với nước sắc đại táo, làm viên bằng hạt đậu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên, uống với nước cháo.

    • Bài số 3: Ôn thận, tráng dương (ấm thận, khỏe phần dương) chữa chứng thận hư, liệt dương, di tinh:

Đỗ trọng

120g

Mạch môn

120g

Hoài sơn

120g

Sơn thù du

120g

Thỏ ty tử

120g

Câu kỷ tử

120g

Ngũ vị tử

30g

Thục địa

240g

Ngưu tất

120g

Lộc nhung

60g.

Tán bột, luyện với mật ong, chế thành hoàn. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần uống với nước muối pha loãng.

    • Bài số 4: Chữa thận hư (yếu), đau lưng (rượu Đỗ trọng): DÙng Đỗ trọng 9g; Đan sâm 9g; Xuyên khung 4,5g; Tế tân 4,5g; Quế tâm 3g. Ngâm rượu,, uống.

    • Bài số 5: Chữa sảy thai nhiều lần:

Đỗ trọng (sao nhẹ)

15g

Tầm gửi cây dâu

15g

Tục đoạn

15g

Bạch truật (sao hoàng thổ)

15g

A giao

9g

Đương quy

9g

Thỏ ty tử

3g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 6: Chữa tăng huyết áp: Đỗ trọng sống 60g; Hạ khô thảo 60g; Mẫu đơn bì 30g; Thục địa 30g; Tán bột, chế thành hoàn. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan