ĐỊA DU (RỄ)

  • Tên khoa học: Sanguisorba officinalis L, họ Hoa hồng (Rosaceae); Còn có tên khác là Dã thăng ma (TQ).

  • Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến khô của cây Địa du (Radix Sanguisorbae). Đã được ghi vào Dược điển.

  • Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, toàn thể không có lông, thân đứng cao 0,5 – 1,5m. Rễ ăn sâu, dài, mập – Phân nhánh, lá mọc cách, kép lông chim lẻ 7 – 17 lá chét, mép răng cưa, dài 2 – 7cm, rộng 0,5 – 1,5cm. Hoa nhỏ, mầu đỏ tía, họp thành bông, quả bế hình trứng, có 4 cạnh. Mùa hoa tháng 7 – 8. Cây địa du mọc hoang khắp Châu Âu và vùng ôn đới Châu Á.

  • Thu hái cà chế biến: thu hái rễ vào tháng 5. Đào rửa sạch, tỉa rễ con, phơi, sấy khô là được. Rễ địa du hình thon, có thể dài 5 – 25cm, đường kinh 0,5 – 2cm.

  • Công dụng: Theo Đông y, địa du vị đắng, tính hơi lạnh, vào các kinh Can, Đại tràng. Có tác dụng mát máu. Chữa các chứng bệnh mất máu do thấp nhiệt như: Đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ bị băng huyết xích – bạch đới, chữa tiêu chảy, lỵ. Dùng ngời da: chữa bỏng; rắn và côn trùng cắn.

    • Liều dùng: 10 – 15 (mát máu thì dùng sống – cầm máu thì dùng sao xém). Dùng ngoài da: lượng đủ dùng.

    • Lưu ý: Người thể hư, hàn, bị ứ huyết thì không dùng địa du.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ băng huyết: Địa du 15g; Cam thảo 5g; Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa lỵ ra máu do thấp nhiệt:

Địa du

10g

Thiên thảo (rễ)

10g

Phục linh

10g

Sơn chi tử

6g

Hoàng cầm

6g

Hoàng liên

5g

Sắc uống (hoặc tán bột).

    • Bài số 3: Chữa phụ nữ xích – bạch đới lâu ngày không khỏi, lỵ ra máu:

Địa du

12g

Đương quy

10g

Hoàng liên

5g

Mộc hương

5g

A giao

10g

Kha tử

10g

Ô mai

10g

 

 

Tán bột, luyện với mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, hoặc sắc uống.

    • Bài số 4: Dùng ngoài da, bôi chỗ bỏng: Địa du; Hoàng bá lượng như nhau; Sắc cô đặc thành cao, bôi chỗ bỏng.

  • Bảo quản nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan