DÂU TẰM
-
Tên khoa học: Morus alba L, họ Dâu tằm (Moraceae), tên khác Tang thụ.
-
Mô tả: Cây Dâu tằm là một cây nhỡ có thể cao trên 10m, nhưng thường để hái lá nên chỉ cao độ 2 – 3m. Lá mọc so le, hình bầu dục, có khi biến thành 3 thùy, đầu lá nhọn, mép có răng cưa to. Hoa đơn tính, khác gốc, nở vòa mùa đông (tháng 12 – 2), hoa đực mọc thành bông, có 4 lá dài, 4 nhị đực 9có khi 30, hoa cái cũng mọc thành bông hay khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bé bao bọc trong các lá đài, mọng nước thành một quả phức (quả tụ) khi chín màu đỏ, sau đen sẫm (tháng 3 – 4).
-
Cây Dâu tằm trồng khắp nơi bằng cách dâm cành để nuôi tằm.
-
-
Bộ phận dùng: Lá dâu còn gọi là Tang diệp; Vỏ rễ cây Dâu gọi là Tang Bạch bì; Cành Dâu còn gọi là Tang Chi; Quả Dâu gọi là Tang thầm. Tất cả được ghi trong Dược điển VN và TQ.
-
Ngoài ra còn có 3 vị liên quan đến cây dâu: Tầm gửi cây Dâu gọi là Tang ký sinh về thực vật có tên khoa học là Loranthus parasiticus; Sâu cây Dâu nằm trong thân câY Dâu , vốn là ấu trùng của một loại xén tóc gọi là Tang đỗ; Tổ bọ ngựa trên cây Dâu gọi là Tang phiêu phiêu.
-
-
1- LÁ DÂU TẰM
-
Tên khác là Tang Diệp.
-
Thu hái chế biến: Lấy những lá bánh tẻ, không bị sâu, phơi nắng thật nhanh rồi phơi trong râm cho khô mà vẫn giữ được màu xanh lục. Lá Dâu không mùi, vị nhạt, hơi đắng chát. Loại lá dâu lá to, nguyên, không rách, không vụn nát, màu lục xám, dày khô, không bị sâu, không lẫn tạp chất là tốt.
-
Công dụng: Theo Đông y, lá dâu vị đắng, ngọt, tính lạnh, vào 2 kinh Cn Phế. Có tác dụng tán phong, thanh nhiệt (trừ cảm mạo, sốt nóng) lám mát máu, sáng mắt, nhuận phổi, làm ra mồ hôi. DÙng chữa các chứng bệnh cảm sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, ho, sốt hâm hấp.
-
Liều dùng: 5 – 10g sắc uống. Có thể sao vào mật ong (cứ 5 kg lá dâu khô dùng 1 kg mật ong, Lá dâu đem nhúng vào mật ong pha loãng với 1 ít nước, sao cho đến khi không dính tay là được
-
Lưu ý: Người bị sốt nóng mà có nhiều mồ hôi hoặc lên sởi đã mọc không được dùng.
-
Một số ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa cảm mạo sốt nóng mới phát, nhức đầu tắc mũi, hơi khát, hung hắng ho:
-
-
-
Tang diệp
10g
Cam thảo
3g
Cúc hoa
5g
Hạnh nhân
5g
Liên kiều
5g
Cát cánh
5g
Bạc hà
3g
Sắc uống.
-
-
-
Bài số 2: Chữa mắt đỏ, sưng đau, viêm màng tiếp hợp: Lá dâu 10g; Cúc hoa 10g; hạt thảo quyết minh 6g. Sắc uống.
-
Bài số 3: Giảm huyết áp: Dùng Lá dâu 15g; Cành dâu 15g, hạt cây ích mẫu (sung úy tứ) 15g. Sắc uống.
-
-
-
2 – VỎ RỄ CÂY DÂU
-
Tên khác là Tang Bạch bì.
-
Thu hái chế biến: Vỏ rễ cây Dâu, khoảng tháng 3 – 9 đào lấy rễ rửa sạch đất cát loại bỏ rễ con, cạo vỏ ngoài, bổ dọc đôi rễ, bóc lấy vỏ, bỏ lõi gỗ, phơi thật khô trắng. Mùa thu hoạch khác nhau tùy địa phương. Tang Bạch bì ít mùi, vị ngọt hơi đắng. Loại Tang bạch bì trắng, dày, khô, dẻo dai, nhiều bột, sạch vỏ ngoài, không mốc là tốt.
-
Công dụng: Tang bạch bì theo Đông y vị ngọt, tính lạnh vào kinh Phế. Có tác dụng nhuận phổi, làm nhẹ phổ, giúp tiêu thoát nước, chữa ho hen, thổ huyết, thủy thũng, đầy bụng.
-
Liều dùng: 5 – 10g.Tán bột hay sắc uống. Dùng sống hay có thể sao tẩm với mật ong (5kg vỏ rễ dâu khô dùng 1,5kg mật ong).
-
Lưu ý người bị cảm lạnh, ho do yếu phổi (phế hư) không được dùng.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa khái huyết: Dùng Tang bạch bì tươi 10g, nghiền vụn sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa chứng Phổi nóng, ho hen, nóng hâm hấp trong xương, khát, tự ra mồ hôi: Dùng Tang bạch bì 10g; Địa cốt bì 10g; Sinh cam thảo 5g Gạo tẻ 10g. Sắc uống.
-
Bài số 3: Chữa viêm phổi, ho, hen suyễn: Dùng Tang bạch bì 15g; hạt tía tô 9g; Cam thảo sống 6g.
-
Bài số 4: Chữa viêm phổi, ho hen suyễn: Dùng Tang Bạch bì 9g; Lá nhót tây (Tỳ bà diệp) 9g.
-
Bài số 5: Chữa viêm thận, phù thũng, tiểu ít: Tang bạch bì 15g; Đậu đỏ bé (Xích tiểu đậu) 30g. Sắc uống.
-
Bài số 6: Chữa phù thũng, bụng trướng, bó tiểu tiện (thang ngũ bì = 5 thứ vỏ): Tang bạch bì 9g; Đại phúc bì 9g; Sinh khương bì 6g; Trần bì 6g; Phục linh bì 15g. Sắc uống.
-
-
Biệt dược: Phối hợp trong Bài thuốc BỔ PHẾ CHỈ KHÁI LỘ.
-
3 – CÀNH CÂY DÂU TẰM
-
Tên gọi khác: Tang chi.
-
Thu hái và chế biến: Cành dâu: Khoảng tháng 9 – 12 (thu đông) chặt lấy những cành non, phơi qua, nhân lúc còn tái, thái vát thành phiến hoặc thành những đoạn ngắn tùy theo yêu cầu quy cách, rồi lại phơi khô. Tang chi mùi nhẹ mát, vị nhạt. Loại tang chi cành non, khô mịn, dai chắc, không mốc, mặt cắt ngang màu trắng ngà là tốt.
-
Công dụng: Tang chi: Theo Đông y, vị đắng, tính bình, vào kinh Can. Có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc. Dùng chữa phong thấp tê đau, chân tay có quắp, cước khí, phù thũng, đau khớp.
-
Liều dùng: 10 – 15g, sắc uống. Có thể dùng sống, tẩm rượu hay tẩm mật sao.
-
Lưu ý người bị tê bại chứng nhiệt thì dùng Tang chi, chứng hàn thì dùng Quế chi.
-
-
-
4 – QUẢ DÂU TẰM
-
Tên khác là Tang thầm.
-
Thu hái chế biến: Quả Dâu: khoảng tháng 3 – 6, khi quả chín đỏ tím đen, hái về, đem phơi sấy khô hoặc đem đồ rồi mới phơi sấy cho khô. Tang thầm không mùi, vị ngọt. Loại tang thầm quả to, nhiều thịt mọng, màu tím đen, ngọt, nhiều chất đường, không nát vụn là tốt.
-
Công dụng: Tang thầm: Theo Đông y, vị ngọt, chua, tính ấm, vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng tư âm, bổ gan, thận, làm sáng mắt, bổ máu, tăng bài tiết tân dịch. Dùng chữa các chứng bệnh viêm gan mạn tính, thiếu máu, tê đau, mờ mắt, tai ù, khát nước đái tháo (tiêu khát), thần kinh suy nhược.
-
Liều dùng: 10 – 15g, sắc uống hoặc nấu thành cao uống.
-
Tiêu chảy không được dùng.
-
-
-
5 – TẦM GỬI CÂY DÂU
-
Tên khoa học: Loranthus parasiticus, tên khác là Tang ký sinh
-
Thu hái vào tháng 5, khi cây tầm gửi phát triển xanh tốt, khi trời khô ráo, chặt cả cành lẫn lá, đem phơi, sấy khô.
-
Công dụng: Theo Đông y, vị đắng, tính bình vào kinh Can. Có tác dụng: thông kinh lạc, trừ phong thấp, nhuận khớp xương , an thai. Dùng chữa Phong hàn thấp, đau nhức, cước khí, chân tay co quắp. Liều dùng: 10 – 15g.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp