ĐẬU SỊ (ĐẠM ĐẬU SỊ - ĐẬUTHI)

  • Tên khoa học: Semen Sọiae Praepartatum, đã được ghi vào Dược điển TQ.

  • Chế biến: Do cách chế biến đậu sị khác nhau nên tính vị, công dụng đậu sị cũng hơi khác nhau. Theo Dược điên của TQ, sắc nước lá dâu tằm và thanh cao (cứ 100kg đậu thì dùng 4kg lá dâu tằm và 7kg thanh cao). Lọc bỏ bã, cho đậu vào trộn đều đun tới khi đậu hút hết nước sắc và chín đầu. lấy ra chờ cho bớt nóng (có thể tãi ra) lúc đậu còn ấm thì cho vào thúng lấy bã lá dâu và thanh cao rải phủ lên trên. Ủ kín, chờ cho lên men màu vàng đều khắp, lấy ra phơi hay sấy tới khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, đậu sị vị đắng, tính lạnh. Vào hai kinh Phế, Vỵ. Có tác dụng tán nhiệt, giải biểu, điều hòa chức năng dạ dày (hào vỵ) trừ phiền nhiệt. Chữa các chứng bệnh do phong ôn như đau đầu phát sốt, hơi ớn rét, ho, đau họng.

    • Do nhiệt uất trong ngực, hồi hộp. Ngoài ra còn chữa sung vú, mất sữa.

    • Liều dùng: 10 – 15g sắc uống.

    • Người không bị phong ôn, ngoại cảm và tự ra mồ hôi nhiều không dùng.

  • Bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chứng phong ôn mới phát, đau đầu phát sốt, ớn rét, đau họng:

Đậu sị

10g

Cam thảo

2g

Bạc hà

4g

Cát cánh

4g

Chi tử

6g

Lá tre

1 nắm

Hành ta

5 củ

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa nhiệt uất trong ngực, tim hồi hộp: Đậu thị 10g; Chi tử 3g; Gừng sống 3 lát. Sắc uống.

  • Lưu ý: Đậu thị chế với lá dâu tằm, và thanh cao thì đắng, lạnh, chữa cảm mạo phong ôn, tim hồi hộp, mất ngủ; Đậu thị chế với lá bạc hà + tía tô + hoắc hương + thanh cao thì cay ấm, chữa cảm mạo phong hàn.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan