ĐÀO (NHÂN HẠT)

  • Tên khoa học: Prunus persica (L) Bátch, họ Hoa hồng (Rosaceae). Tên khác là Chỉ dò.

  • Bộ phận dùng: Nhân hạt đã chế biến khô, lấy từ quả chín của cây đào. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây đào rất quen thuộc đối với mọi người, được trồng nhiều nơi. Cây nhỡ cao 3 – 4m, dâm nhiều cành nhiều hướng. Thân cành thường có nhựa trong đùn ra, dính. Lá đơn, mọc cách, mép răng cưa, hình mác. Hoa thường nở trước khi có lá, màu hồng nhạt, 5 cánh. Quả hạch, đầu nhọn, có một ngấn rãnh dọc một bên quả. Quả có nhiều lông, khi chưa chín 2 bên má quả hồng.

  • Thu hái và chế biến: Thu nhặt hạt của những quả đào chín (ăn hay rụng ở cây), đập vỡ phần vỏ cứng, lấy nhân (đập nghiêng hạt tránh nát nhân),đem phơi trong bóng râm hay sáy nhẹ đến khô là được (vỏ cứng để riêng đốt lấy than hoạt). Trung bình 100kg hạt đào thì được 7,5kg nhân.

  • Công dụng: Theo ĐÔng y, nhân hạt đào vị đắng, ngọt, tính bình, vào các kinh Tâm, Can. Có tác dụng hoạt huyết (lưu thông máu), trừ ứ, nhuận tràng. Chữa các chứng bệnh phụ nữ bị tắc kinh, sau khi sinh bị huyết ứ đọng, đau bụng, người bị chấn thương, ngã, đòn, bí đại tiện, viêm mạch máu, bị tắc do các các cụ máu.

    • Liều dùng: 4 – 8g

    • Lưu ý: Người không có ứ trệ, phụ nữ có thai không dùng nhân hạt đào; Lá đào dùng nấu nước tắm ghẻ, lở, ngứa. Lá tươi, giã đắp vết thương bỏng loét; Hoa đào: Làm thuốc nhuận tràng, thông tiểu tiện với liều dùng 5g sắc uống.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa phụ nữ bị ứ huyết, tắc kinh: Đào nhân 9g; Đương quy 9g; Hồng hoa 4g; Tam lăng 6g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, đau bụng: Đào nhân 9g; Đương quy 9g; Xuyên khung 4g; Gừng sao xem 4g; Cam thảo 3g; Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa chấn thương, bị ngã, đòn đánh:

Đào nhân

9g

Xuyên khung

4g

Đương quy

9g

Kinh giới

9g

Đại hoàng

9g

Quế tâm

4g

Cam thảo

3g

Bồ hoàng

6g.

Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô, mát, kín.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan