ĐẠI TÁO (QUẢ)
-
Tên khoa học: Zizyphus sativa Mill, họ Táo (Rhamnaceae). Tên khác Táo tàu – Đại táo (TQ) – Hồng táo – Ô táo.
-
Bộ phận dùng: Quả chín của cây táo tàu (Fructus Zizyphi sativae) phơi hay sấy khô. Đã được ghi nhận trong Được điển Vn và TQ.
-
Mô tả: Cây táo tàu là một cây nhớ cao độ 10m, cây có gai mọc đối, một cái thẳng dài 1cm, cái còn lạ ngắn hơn, cong xuống. Lá mọc so le, hình trứng, có 3 – 5 gân nổi rõ, mép có răng cưa, mặt trên màu xanh lục, mặt dưỡi có màu trắng có nhiều lông. Hoa nhỏ mọc ở kẽ lá, 5 cánh, màu vàng lục. Mùa hoa tháng 4 -5. Quả hạch hình trứng ngược, khi quả chín màu đỏ sẫm, trong có hạch cứng dài. Mùa quả tháng 7 – 9. Táo tàu quả to, vị ngọt, không bé và chua như táo ta.
-
Thu hái và chế biến:Khi quả chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ cho mềm rồi lại phơi khô (khi khô thường nhăn da nhưng thịt táo vẫn vàng. Đại táo mùi thơm, vị ngọt,có chất nhày. Loại quả táo to, khô, nhiều thịt dày, nhuận, màu tím đỏ là tốt.
-
Công dụng: Theo Đông y, đại táo vị ngọt, tính âm vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng bổ tỳ, vị nhuận , tim phổi, an thần, bổ khí huyết, điều hòa các vị thuốc khác. Dùng chữa các chứng bệnh tỳ vị suy nhược, tiêu hóa kém, tiêu chảy, lỵ, người mệt mỏi, khí huyết tân dịch không đủ, rối loạn thần kinh hay cáu gắt, thiếu máu… mất ngủ, bồn chồn. Phần lớn các đơn thuốc bổ đều dùng đại táo. Theo Tây y, đại táo có tác dụng bảo vệ gan, kháng histamine.
-
Liều dùng: 6 – 15g, sắc uống. Hoặc đem đồ rồi bỏ hạt, lấy thịt quả chế thành thành thuốc viên.
-
Đại táo rất hay bị sâu mọt, cần để kin, nơi khô ráo, mát.
-
Người đầy bụng chướng, có thấp không được dùng.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa chứng giảm tiểu cầu trong công thức máu: Đại táo 30g, lá sen nửa cái. Sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa dị ứng, ngứa nổi mẩn trên da: Đại táo 60g; Cam thảo 6g.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp