ĐẠI HỒI (QUẢ)
-
Tên khoa học: Illicium verum Hook.f. họ Hồi (illiciaceae); còn gọi là Bát giác hồi hương – Đại hồi hương.
-
Bộ phận dùng: Quả chín đã chế biến khô của cây Hồi (Fructus Anisi Stellati), được ghi nhận trong Dược điển Vn và TQ.
-
Mô tả cây: Cây nhỡ, cao 5 – 12m, thân thẳng. Lá mọc so le, phiến lá hình mác, nguyên, dày, nhẵn bóng, dài 8 – 12cm, rộng 2- 4cm, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống to, ngắn, 5 lá dài, 5 cánh hoa hồng đỏ; quả kép thường gồm 8 đại (có thể hơn) xếp thành hình ngôi sao, đường kính 2 – 4cm, lúc non màu xanh, về già màu nâu, mỗi dạidài 1 – 2cm, đầu nhọn trong có 1 hạt nhẵn bóng, hình trứng.
-
Tránh nhầm lẫn với 2 loại Hồi khác là Illicium religióum Sieb.et.Zucc có các cánh nhỏ hơn, số lượng đại ít hơn, đầu nhọn hình mũi cong, không thơm và có độc; loại thứ hai là Dã hồi hương, Hồi nui. Mu ba, có các đại có đầu cong như móng vuốt, có độc, mọc hoang nhiều.
-
-
Thu hái chế biến: Ở nước ta có 2 vụ hồi: Vụ mùa tháng 7 – 8 và chiêm (tháng 11- 12) phơi trong râm cho khô. Thường chia thành 3 loại: Loại 1: có 8 đại to đều nhau, màu nâu đỏ; Loại 2 có 8 đại nhưng có 1 bị lép, màu nâu hơi đen; Loại 3 là 3 đại bị lép, màu nâu đen. Mỗi cây trưởng thành trên 8 năm có thể cho 80 – 120kg quả tươi và liên tục trong hàng chục năm.
-
Công dụng: Theo Đông y, Đại hồi vị cay, tính ấm vào 4 kinh Can, Thận, Tỳ, Vị. Có tác dụng giúp tiêu hóa, trừ lạnh, khai vị. Dùng chữa các chứng bụng chướng đầy, nôn mửa, đau bụng do lạnh. Ngoài ra trong thực phẩm cũng dùng làm hương liệu.
-
Liều dùng: 4 – 8g (dạng sắc, bột, ngâm rượu).
-
-
Lưu ý: Ngoài ra còn có cây Tiều hồi hương (Fceniculum vulgare Miller, họ Hoa tán).
-
Người thuộc chứng âm hư hỏa vượng không nên dùng uống.
-
Bảo quản nơi khô mát.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp