CÚC HOA VÀNG

  • Tên khoa học: Chrýanthenium indicum L, họ Cúc (Asteraceae), còn gọi là Hoàng cúc, Kim cúc, Cam cúc, Dã cúc.

  • Bộ phận dùng: Hoa (chính là hoa tự hình đầu) của cây Cúc hoa vàng, đã chế biến khô. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây cúc hoa vàng là một cây cỏ sống hàng năm, có nhiều cành, cao khoảng 30 – 90cm. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, xẻ thành thùy sâu, phiến lá màu lục, mép có răng cưa. Hoa tự loại đầu, hình cầu nhỏ, đường kính 1 – 1,5cm, hoa trong và ngoài đều màu vàng, mùi rất thơm. Hoa nở ở đầu cành hay kẽ lá. Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Cây cúc hoa vàng được trồng nhiều ở nước ta để lấy hoa làm thuốc, hay ướp chè, nấu rượu.

    • Thường trồng bằng mẩu thân dài độ 20cm, tốt nhất là khoảng tháng 5 – 6 sau 4 – 5 tháng bắt đầu thu hoạch. Có thể trồng tháng 3 đến tháng 6 rồi thu hoạch hoa nhiều và tốt hơn. Tưới bằng khô dầu thì hái được 7 đợt hoa. Thu hái hết hoa, cuốc từng bụi để góc vườn làm giống.

  • Thu hái chế biến: Mùa thu hái từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau: Mùa hoa đang nở rộ thì hái lúc buổi sáng sớm, khi trời khô ráo. Đem về sấy cho chín mềm nếu hoa còn sống sẽ bị hỏng. XOng đem nén chặt (khoảng 1 đếm cho nước đen chảy ra đen là được) rồi mới phơi nắng nhỏ (3 – 4 nắng) hoặc sấy nhẹ lửa cho khô. Nếu trời râm mát thì ban đêm phải xông sinh. Cúc hoa mùi thơm mát, vị hơi ngọt, hơi đắng. Loại cúc hoa nhỏ, màu vàng tươi, có mùi thơm nguyên hoa (tỷ lệ vụn dưới 2%) không sâu mốc, không tạp chất là tốt. Có thể dùng hoa cúc trắng như hoa cúc vàng.

  • Công dụng: theo Đông Y, cúc hoa vị ngọt đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh Phế, Can, Thận. Có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, làm sáng mắt, tăng thị lực, giải độc. Dùng chữa các chứng bệnh chóng mặt, nhức đầu, cảm sốt nóng, tăng huyết áp, đau mắt đỏ, mụn nhọt lở sưng đau. Theo Tây y, cúc (hoa) có tác dụng giảm huyết áp, kháng khuẩn. Chữa viêm hạch cấp tính, áp xe vú, viêm amiđan, viêm họng.

    • Liều dùng: 3 – 10g dùng sống sắc uống – Dùng hãm nước rửa chỗ đau hoặc đắp mụn nhọt.

    • Lưu ý: Người yếu dạ, lạnh bụng khong được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa các chứng bệnh nhức đầu, chóng mặt, đau một bên đầu, đau mắt đỏ, tắc mũi:

Cúc hoa

4g

Bạc hà

4g

Kinh giới

4g

Xuyên khung

4g

Phòng phong

4g

Khương hoạt

4g

Bạch chỉ

4g

Cam thảo

4g

Tế tân

4g

Cương tam

4g

Các vị trên tán nhỏ, trộn đều. Sau bữa cơm uống 4 – 6g bột, dùng nước chè để uống.

    • Bài số 2: Chữa ho sốt, cảm mạo:

Tang diệp

6g

Bạc hà

4g

Cúc hoa

6g

Liên kiều

4g

Cam thảo

4g

Cát cánh

4g

Sắc uống.

    • Bài số 3: Trừ phong ở gan, sinh đau mắt sưng đỏ, mắt mờ, chảy nhiều nước mắt: Bạch cúc hoa 6g; Bạch tật lê 4g; Khương hoạt 4g; Mộc tặc 6g; thuyền thoái 4g. nghiền nhỏ, uống với nước chè sau bữa ăn (có thể sắc uống).

    • Bài số 4: Chữa đục thủy tinh thể và làm tăng thị lực

Hồng hoa

16g

Trạch tả

12g

Đào nhân

16g

Hoài sơn

16g

Qui vĩ

16g

Thục địa

20g

Hà thủ ô đỏ

20g

Cúc hoa

12g

Sắc uống, ngày 1 thang, uống liên tục trong 20 ngày. Nếu thấy đỡ thì uống tiếp, nếu không đỡ thì thôi dùng.

    • Bài số 5: Chữa các chứng phong ôn mới phát, hơi lạnh phát sốt, đau đầu mắt mờ hoặc mắt đỏ.

Cúc hoa

9g

Lá dâu tằm

6g

Câu đằng

6g

Liên kiều

9g

Cát cánh

6g

Cam thảo

3g

Cây mã đề (xa tiền thảo)

9g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 6: Hoàn kỉ cúc địa hoàng:

Thục địa

15g

Hoài sơn

12g

Phục linh

9g

Trạch tả

9g

Đơn bì

9g

Sơn thù du

9g

Cúc hoa

9g

Câu kì tử

9g

Làm thành hoàn uống.

    • Bài số 7: Giải độc, chữa mụn nhọt lên đinh, sưng tấy đỏ nóng, nhiễm khuẩn máu: Dùng Bạch cúc hoa 120g; Cam thảo 15g. Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan