CỦ MÀI

  • Tên khoa học: Tên khoa học: Dioscỏea persimilis Prain et Burkill – họ củ Nâu (Dioscoreaceae). Tên khác: Hoài sơn – chỉnh hoài - Sơn dược – Khoai mài.

  • Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây củ mài. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây củ mài là loại cây dây leo, có rễ mầm lên thành củ, dài tới hơn 1m, đường kinh 2 – 10cm, với nhiều rễ con. Thân cây nhẵn, hơi có góc cạnh. Lá đơn, mọc đối, hình tim dài cuống dài, mép nhẵn; ở kẽ lá có những củ con gọi là Thiên hoài hay Dái củ mài. Hoa trắng nhỏ, khác gốc, mọc thành bông ở kẽ lá vào mùa hạ. Quả nang có 3 cánh;

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa đông, thu, có nơi thi hái quanh năm. Khi cây khô lụi, đào lấy rễ củ, cắt bỏ gốc thân, rửa sạch đất, dùng dao trẻ hay đồng cạo bỏ vỏ ngoài và rễ con, rồi tiếp tục chế biến theo một trong hai phương pháp sau:

    • Ngâm nước phèn chua 2 – 4h, cho bớt nhớt, đem sấy diêm sinh liên tục 3 ngày, ba đêm cho đến khi mềm. Lấy ra ngâm nước lã, rửa sạch phơi khô, đem gọt, sửa, lại sấy diêm thêm 1 ngày 1 đêm cho đến khi mềm. Ngâm nước lã rửa sạch rồi đem gọt vỏ, sửa cho đều đặn rồi dùng ván gỗ lăn kỹ cho đến lõm 2 đầu thành hình trụ tròn. Phơi gần khô , sửa lại lần nữa rồi đánh giấy nháp cho bóng. Cuối cùng sấy diêm sinh thêm 1 ngày nữa thì được Hoài sơn thành phẩm.

      • Ngoài ra còn một cách trong Dược điển hướng dẫn là: Củ mài đào về rửa sạch đất, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2 – 4h, vớt ra cho vào lò sấy diêm sinh đến khi củ mềm, mang phơi hay sấy nhẹ cho đến de lại, đem gọt vỏ và lăm cho tròn. Tiếp tục sấy diêm sinh 1 ngày 1 đêm.

    • Hoặc đem sấy hoặc phơi khô củ mài thì được Mao sơn dược. Chọn lấy những củ to, thẳng ngâm nước, gọt sửa lại những vết sẹo, bẩn, sau đó đem vãn gỗ lăn cho chúng thành củ trụ tròn, cắt gọn hai đầu, đem phơi hoặc sấy khô. Cuối cùng đánh bóng thì được Quang Sơn Dược.

    • Lưu ý: Củ mài đào về cần chế biến ngay, nếu để chậm 3 – 4 ngày sẽ bị chảy nhựa (chảy máu) khi chế chế biến Hoài sơn sẽ bị vàng.

    • Sơn dược không mùi, vị ngọt, hơi chua. Loại Sơn dược củ to, dài, thẳng hay hơi cong một chút, khô, chắc, nhiều bột, không xơ, lăn tròn kỹ, đã đánh bóng, nhẵn mịn, đã sấy 3 lần, trắng từ trong ra ngoài, không mốc mọt là loại tốt.

    • Loại Hoài Sơn chưa gọt vỏ ngoài, chất xốp, màu vàng nâu xám, không dùng làm thuốc. Còn tránh nhầm lẫn với củ Cọc, củ Từ, củ Cái còn gọi là Khoai Vạc.

  • Công dụng: Theo Đông y, Hoài Sơn vị ngọt, tính bình vào 4 kinh: Tỳ, Vị, Phế, Thận. Có tác dụng làm mạnh tỳ vị, bổ phổi, bổ thận, giữ tinh khí, sinh tân dịch. Dùng chữa các chứng bệnh suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, tả lỵ lâu ngày, ho lâu ngày yếu mệt, đái tháo miệng khát, di tinh, đái rắt, phụ nữ khí hư. Theo Tây y, sơn dược có tác dụng: giúp tiêu hóa, giảm đường huyết, bổ dưỡng.

    • Liều dùng: 10 – 20g, sắc hoặc tán thành bột, chế thành thuốc viên uống. Có khi sao qua với cám, tới khi màu hơi vàng nhạt, rây bỏ cám.

    • Lưu ý: Người bị chứng thấp nhiệt, đại tiện táo bón không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Lục vị địa hoàng thang: thường gọi là lục vị chữa chứng âm hư, tiêu khát (đái tháo, miệng khát) hỏa vượng, ho phát sốt, ra mồ hôi trộm, nhức đầu chóng mặt, ù tai, di tinh:

Thục địa hoàng

8g

Hoài sơn

4g

Sơn thù du

4g

Mẫu đơn bì

3g

Bạch phục linh

3g

Trạch tả

3g

Sắc uống (có thể tán bột, làm hoàn).

    • Bài số 2: Độc vị Hoài sơn chữa chứng lao phát sốt, ho hen, ra mồ hôi trộm, tim hồi hộp: Hoài sơn sống 20g, sắc uống từ lúc còn hơi nóng.

    • Bài số 3: Chữa tiêu chảy, tiểu vặt, nam giới di mộng, hoạt tinh, nữ bạch đới:

Hoài sơn

9g

Đẳng sâm

9g

Bạch truật

9g

Phục linh

9g

Khiếm thực

9g

Táo nhân (sao vàng)

9g

Kim anh

9g

Viễn chí

5g

Ngũ vị tử

5g

Cam thảo

5g

Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa âm hư, tân dịch khô kiệt, sốt cao, khát, đái tháo đường:

Hoài sơn

18g

Hoàng kỳ

9g

Cát căn

9g

Thiên hoa phấn

9g

Tri mẫu

9g

Lụa mề gà

6g

Ngũ vị tử

5g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 5: Chữa đái tháo đường: Dùng Hoài Sơn 24g; Mạch môn đông 9g; Thiên hoa phấn 9g; Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo, kín. Tránh chuột, mối mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan