CỐT KHÍ

  • Tên khoa học: Polyginum cuspidatum Sieb, et Zucc, họ Rau răm (Polygonaceae), còn gọi là Hồ trượng căn (TQ) – Ban trượng căn – Hoạt huyết đơn – Tử kim long – cốt khí củ.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ (thường gọi là củ) cây cốt khí (Rhizo ma Polygoni cuspidate) phơi khô, Đã đwọc ghi vào Dược điển TQ.

  • Mô tả: Cây cốt khí là một cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0,5 – 1m, thân nhỏ yếu, đường kinh độ 4mm, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng rộng, đầu trên hơi thắt nhọn, phía cuống hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên, dài 5 – 12cm, rộng 3,5 – 8cm, cuống 1 – 3cm, có bẹ chia ngăn, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa mọc thành chum ở kẽ lá, mang nhiều hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng. Quả khô 3 cạnh, màu nâu đỏ.

    • Cây cốt khí ưa ẩm, mọc hoang ven đường và vùng đồi núi.

  • Thu hái chế biến: Mùa thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 8 – 9 (có nơi thu hái tháng 2 – 3). Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, bỏ rễ con, phơi khô. Có thể thái thành phiến mỏng. Cốt khí không mùi, vị hơi đắng. Loại cốt khí khô, thịt vàng, có nhiều bột, không mốc mọt, không vụn nát là tốt. Để nguyên to đường kính trên 2cm, hoặc thái vát thành phiến mỏng dưới 4mm.

    • Tránh nhầm lẫn với cây Cassia occidentalis họ Đậu (Fabaceae) nhiều nơi gọi là Cốt khí muồng – Đậu săn (tên khác: Vọng Giang nam, Dương giác đậu). Cây cốt khí muồng là cây nhỏ cao khoảng 0,6 – 1m, thân phía dưới hóa gỗ, lá mọc so le, lá kép lông chim chẵn. Hoa mọc thành chum ở kẽ lá hay đầu cành, 5 cánh màu vàng nhạt. Quả loại đậu: dài 6 – 10cm, rộng 7mm, hơi cong hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả tựa như thành đốt.

  • Công dụng: Theo kinh nghiện có tác dụng giảm đau, chữa tê thấp, đau nhức gân xương,, hoặc bị ngã đau, đau bị đánh có thương tích. Théo các tài liệu Trung quốc , cốt khí có tác dụng thông kinh lạc, lợi tiểu, giải độc. Dùng chữa rắn cắn, bí tiểu, viêm gan, phụ nữ tắc kinh, đẻ xong bj máu ứ hoặc bị đau bụng.

    • Liều dùng: Phụ nữ có thai không được dùng.

  • Bảo quản: Cốt khí dễ bị mọt, cần để nơi khô ráo, thoáng mát, thoáng gió.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan