CÂY HOA CÂY RAU CHỮA BỆNH (P1)

Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc loạt bài viết về một số cây hoa, cây rau vừa dùng làm cảnh, làm món ăn và làm thuốc, gần gũi lại dễ tìm; có tác dụng phòng và trị bệnh hiệu quả, giảm chi phí và an toàn tuyệt đối. Nội dung được trích từ sách những cây hoa, cây rau cây thuốc của nhà xuất bản Y học.

  1. Actiso: trồng nơi có nhiều mùn ở vùng núi có nhiệt độ khoảng từ 15 đến 25 độ C. Bộ phận dùng: toàn cây tươi hoặc khô. Thu hái và chế biến vào lúc sắp hoặc đang ra hoa, lá rọc bỏ sống, phơi khô.

    1. Công dụng: thông tiểu tiện và thông mật, chữa viêm gan, viêm thận, sưng khớp.

    2. Liều dùng: lá khoảng 20 – 50g/ngày hoặc dạng cao mềm 2- 5g/ngày.

    3. Một số bài thuốc từ cây actiso:

Bài 1: Chữa viêm gan vàng da: Dùng lá Actiso khô hay tươi 20 – 50g, hãm với 2 lít nước sôi uống thay nước hàng ngày.

Bài 2: Chữa sưng khớp xương: Cao actiso 2 – 5g hòa với 100ml nước sôi chia 2 lần uống trong ngày.

  1. Cây hoa dâm bụt còn có tên gọi khác là bông bụp, râm bụt, xuyên căn bì. Thường được trồng bằng cách cắm cành gốc có rễ, trồng vào mùa xuân nới đất ẩm. Bộ phận cùng là lá, hoa tươi và rễ. Thu hái quanh năm.

    1. Công dụng: Làm mụn nhọt đỡ đau nhức, chóng vỡ mủ, sát khuẩn. Phụ nữ ra khí hư.

    2. Liều dùng 50 đến 100g/ngày (dùng ngoài).

    3. Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Phụ nữ ra khí hư và bị mụn nhọt: Dùng vỏ rễ dâm bụt khoảng 200g, thêm 3lít nước đun sôi để ấm khoảng 37 0C rửa âm hộ hoặc rửa các mụn nhọt đã vỡ mủ hàng ngày, rửa đến khi khỏi.

Bài 2: Làm giảm đau nhức và tăng nhanh vỡ mủ cho mụn nhọt: Dùng lá và hoa dâm bụt tươi 100g rửa sạch, giã nhỏ, thêm vài hạt muối đắp lên chỗ mụn nhọt đang nung mủ, khô lại thay miếng khác. Khi vỡ nhọt rồi dùng nước sắc rể và vỏ cây dâm bụt để rửa.

  1. Hoa Đại còn gọi là đai hoa trắng, bong sữ trắng, hoa Chămpa. Thường được trồng vào mùa xuân. Bộ phận dùng là vỏ thân, vỏ rễ, hoa và lá tươi. Chọn ngày nắng ráo hái lấy hoa và nụ phơi khô. Đẽo vỏ thân và đào lấy rễ phơi khô.

    1. Tác dụng làm thuốc nhuận tràng, hạ huyết áp; chữa bong gân, chấn thương xung huyết.

    2. Liều dùng khoảng 8 đến 10 g vỏ/ngày và 20 đến 30g hoa/ ngày.

    3. Bài thuốc có thể ứng dụng:

Bài 1: Chữa huyết áp cao: Hoa đại 30 gam; Cúc hoa 10gam. Cả hai vị phơi khô vò nát, trộn đều hãm với 1 lít nước sôi chia đều uống trong ngày.

Bài 2: Chữa tóa bón, nhuận tràng: Vỏ cây đại 10g sao vàng sắc với 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 3: Chữa bong gân, chấn thương xung huyết: Lá cây đại tươi 100 – 200gam rửa sạch giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại. Ngày 2 lần.

  1. Định lăng còn được gọi là Cây gỏi cá – Nam dương sâm; Đinh lăng lá nhỏ. Thường trồng bằng đoạn vào mùa xuân. Dùng lá và rễ. Được thu hái quanh năm. Với những cây trồng được từ 3 năm trở lên có thể đào lấy rễ (củ ) rửa sạch phơi khô.

    1. Công dụng: Dùng làm thuốc tăng sức khỏe, lợi sữa, thông tiểu, chữa viêm họng, giải khát.

    2. Dùng từ 3 – 5gam rễ/ngày hoặc nhiều hơn tùy cách dùng.

Hoặc 50 đến 100g lá tươi/ ngày.

    1. Bài 1: Chống khát, giải nhiệt: Lá đinh lăng 50g; Cam thảo dây 50g; Cúc hoa 1g. Lá đinh lăng và cam thảo sao thơi trộn với cúc hoa hãm nước sôi uống thay nước hàng ngày.

Bài 2: Giảm mệt mỏi nâng cao sức khỏe: Dùng rễ đinh lăng sao thơm khoảng 5g với 1 lít nước đun sôi 15 phút, chia uống trong ngày.

  1. Hoa hòe còn gọi là hòe hoa – hòa mễ. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng là nụ hoa sắp nở, thu hoạch chủ yếu vào tháng 7 9 chọn ngày nắng ráo hái hoa sắp nở phơi khô.

    1. Công dụng chữa chảy máu cam, lỵ trĩ ra máu và mốt số chứng chảy máu khác; Chữa đau mặt đỏ, đề phòng đứt mạch máu trong bệnh huyết áp cao

    2. Liều dùng khoảng 10 – 20g/ngày.

    3. Bài thuốc sử dụng hòe hoa:

Bài 1: Chữa nhức đầu và đề phòng đứt mạch máu trong bệnh tăng huyết áp: Hoa hòe sao thơm 10g; Hạt muồng (thảo quyết minh) sao đen 20g; Cúc hoa 5g, dùng để hãm với nước sôi, uống trong ngày thay nước chè.

Bài 2: Chữa trí chảy máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu: Hoa hòe sao thơm khoảng 20g hãm nước uống cho đến khi hết chảy máu.

  1. Hoa hồng bạch còn gọi là hoa hồng trắng, nguyệt quý hoa. Trồng bằng cách cắt đoạn thân bánh tẻ dâm vào nơi đất ẩm, nhiều màu, tơi xốp.Thu hái quanh năm, chọn ngày nắng ráo hái hoa phơi trong râm đến khô. Dùng chủ yếu cánh hoa tươi hay khô.

    1. Dùng sát khuẩn, trị ho, long đờm, an thần.

    2. Liều dùng 5 đến 10g/ngày.

    3. Bài thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh, viêm họng: Dùng cánh hoa hồng bạch khoảng 10g, đường phèn khoảng 20g trộn lẫn hấp cách thủy hay hấp cơm trong 15 phút, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc chữa ho nhiều đờm khò khè cho trẻ: Cánh hoa hồng bạch 10g; Quả quất chín 2 -3 quả; đường phèn 20g. hấp cơm hoặc cách thủy 15 phút dầm nát quất trộn đều chia nhiều lần uống trong ngày.

  1. Hoa nhài còn gọi nhài đơn – nhài kép. Trồng bằng đoạn thân mang rễ trong đất tơi xốp ẩm. Bộ phận dùng là rễ và hoa; Thu hái sáng sớm khi hoa còn đọng sương, phơi khô trong bóng râm. Rễ đào quanh năm nhưng tốt nhất là mùa thu đông, rửa sạch phơi khô.

    1. Tác dụng an thần gây ngủ giúp chữa mất ngủ, giảm đau.

    2. Liều dùng rễ khô 12 đến 20g/ngày; rễ tươi khoảng 40 đến 60g/ngày; hoa khô 5 đến 10g/ngày.

    3. Bài thuốc có thể dùng

Bài 1: Giúp an thần, gây ngủ, chữa mất ngủ kéo dài: Rễ hoa nhài 100 – 200g; rượu trắng 400 khoảng 1 lít. Rửa sạch rễ hoa băm nhỏ, ngâm với rượi trắng trong 2 tuần là dùng được. Mỗi lần dùng từ 10 – 20ml trước khi đi ngủ. KHông dùng cho trẻ em.

Bài 2 chữa nhức đầu khó ngủ: Hoa nhài 6g; Cúc vàng 4g hãm với 500ml nước uống trong ngày thay cho nước chè.

  1. Hương nhu: hương nhu tía hoặc trắng. Trồng chủ yếu bằng gieo hạt vào mùa đông. Dùng cây lá tươi hoặc khô. Thu hái quanh năm hoặc trồng 6 tháng rồi chặt phơi khô trong bóng râm.

    1. Công dụng chủ yếu chữa đau bụng đi ngoài do thức ăn lạnh, chữa sốt (sợ lạnh, không ra mồ hôi, nhức đầu).

    2. Liều dùng từ 5 đến 8g/ngày.

    3. Bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Chữa đau bụng tiêu chảy do thức ăn lạnh hay cảm do nóng ẩm.: Hương nhu 8g; hoắc hương 6g; Gừng tươi 4g. thêm 300ml sắc lấy 200 chia làm 2 lần uống trong ngày, uống nóng.

Bài 2: Chữa hôi miệng: Dùng hương nhu khoảng 10 đun sôi khoảng 15 phút với 200ml nước ngậm và súc miệng hàng ngày.

  1. Trầu không, trồng bằng cách cắt đoạn thân cho leo lên tường hoặc thân cây cau...Dùng cả lá, rễ và thân. Lá và thân tươi thu hái quanh năm. Rễ thân chọn đoạn già và đào rễ vào mùa thu rửa sạch phơi khô.

    1. Chủ yếu dùng để chữa lở loét, viêm chân răng có mủ, hôi mồm, tê thấp.

    2. Liều dùng từ 5 đến 12 g/ ngày.

    3. Một số bài thuốc như: chữa viêm chân răng có mủ, hôi mồm: dùng lá trầu không khoảng 1000g thái nhỏ cho thêm 2 lít nước đun sôi kỹ gạn lấy nước dịch cô đặc, dùng tăm bong chấm nước này bôi vào lợi răng hàng ngày từ 3 đến 4 lần.

      • Chữa đau nhức mình mẩy: Rễ và thân trầu không 16g. rễ lá lốt 12g, rế gấc 12g thêm 300ml nước sắc lấy 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

      • Chữa hăm bẹn, nách cho trẻ sơ sinh: lấy lá trầu không khoảng 20 đến 30g thái nhỏ đun với 2 lít nước trong vài phút rồi để nguội và tắm cho bé.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan