CÂY BÒNG BONG
Tên khoa học Lygodium flexuosum (L) Sw., họ Bòng bong (Lygodiaceae).Tên khác là Hải kim sa (TQ)
-
Bộ phận dùng: Cả dây mang lá có những bào tử (herba Lygođi flexuosi) đã chế biến khô.
-
Mô tả cây: Bòng bong là một dây leo, thân rễ bò, luôn luôn xanh. Lá dài xẻ 2 – 3 lần lông chim, lá chét hình 3 cạnh, lá chét mang ổ từ nang ở mép, bào tử hình 4 mặt, vàng nhạt hay hơi xám. Cây mọc hoang vùng đồi núi nước ta, leo phủ lên các bụi cây khác.
-
Thu hái chế biến: Thu hái quanh năm, cắt ngắn phơi khô.
-
Công dụng: Theo Đông y, dây bòng bong vị ngọt, tính lạnh vào 2 kinh: tiểu trường, Bàng quang. Có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt (hạ sốt nóng), giai độc chữa viêm thận, thủy thũng, soi niệu đạo, viêm gan, áp xe vú, nhọt, bỏng lửa, bỏng nước, thương tích chảy máu. Liều dùng: 10 – 20g. Tán bột, sắc uống.
-
Lưu ý: Người thể âm hư, không bị thấp không được uống.
-
-
Một số ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa đái rắt, đái rớt, đau buốt: Hải kim sa 30g; Hoạt thạch 30g; Ngọn cành cam thảo 9g; Tán bột, mỗi lần uống 6g. Lấy mạch môn sắc lấy nước uống cùng với bột trên.
-
Bài số 2: Chữa viêm tuyến vú: Hải kim sa 20g. Lấy 1 phần rượu + 1 phần nước, sắc với hải Kim sa, uống.
-
Bài số 3: Chữa bỏng (nước hay lửa): Bòng bong sao tồn tính, tán bột, trộn với dầu vừng (dầu mè) bôi lên chỗ bị bỏng.
-
Bài số 4: Chữa mụn sởi lở loét: Bòng bong tươi: lượng vừa đủ. Rửa sạch, giã nát, đắp chỗ đau, ngày 2 lần.
-
Bài số 5: Rửa đắp vết thương phần mềm: Rửa vết thương, bằng nước sắc lá trầu không tươi 50g (đun gạn làm trong bằng nước phèn chua phi). Sau băng vết thương bằng lá mỏ quạ tươi giã nát, đắp lên (giữ vệ sinh vô trùng) mỗi ngày thay thuốc đắp 1 lần. Sau 4 – 5 ngày, đắp bằng hỗn hợp lá mỏ quạ tươi + lá bong bong tươi (lượng bằng nhau) giã nát. Ngày thay bã đắp 1 lần. Cho đến khi khỏi.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp