CÁC BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP – PHẦN V – THUỐC TRỊ BỎNG 3

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày chúng ta có nguy cơ hay gặp những chấn thương khác nhau như Bong gân, sai khớp, choáng, ngất, sai khớp, các vết thương phần mềm, thậm chí gãy xương, chảy máu, bỏng, viêm cơ, ung nhọt... Chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc quí được sử dụng dựa trên kinh nghiệm dân gian và điều trị của nhiều lương y từ xưa đến nay, hy vọng sẽ mang lại tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

  1. THUỐC ĐẮP DIỆP SINH CĂN TƯƠI
  • Dùng Diệp sinh căn tươi (cây thuốc bỏng).
  • Chủ trị: Các vết bỏng độ II và các vết thương phần mềm.
  • Cách dùng, liều dùng: Hái lá tươi, liều lượng tùy ý, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát nhuyễn; Rửa sạch vết thương, đắp lá bỏng giã nhuyễn phủ kín băng lại; Ngày thay thuốc 1 lần.
    • Chú ý: Nếu vết bỏng nặng, đau rát khó chịu thì cho nạn nhân uống thêm nước lá bỏng: Dùng 10g Lá bỏng, rửa sạch, giã nhuyễn, hòa vào với 200ml nước chín nguội, quấy đều, uống cả bã. Ngày uống 2 liều như trên.
  1. NƯỚC TÔ MỘC VÒI VOI KINH GIỚI TRẦU KHÔNG PHÈN CHUA.
  • Dùng Tô mộc khô 200g; Cây vòi voi khô (Đại vĩ đao) 100g; Kinh giới khô 100g; Lá Trầu không tươi 100g; Phèn chua tán nhỏ 20g;
  • Chủ trị: Các vết bỏng nhẹ, đỏ quầng hoặc đã phỏng rộp nước, đau rát.
  • Cách dùng, liều dùng: Bột phèn chua để riêng. Các vị khác rửa sạch thái nhỏ cho vào 2 lít nước sắc lấy 500ml nước thuốc cho bột phèn chua vào đun sôi, quấy tan hết phèn lọc trong.
    • Rửa hoặc đắp vết thương, thấm khô, bôi thuốc hoặc đắp bông gạc thuốc kín vết thương; ngày bôi 4 – 5 lần.
  1. BỘT KHANG TÝ ƯU ĐÀM THỤ
  • Dùng Ưu đàm thụ 1000g; Khang tỳ 1000g; Rượu trắng 40 – 45 độ C đủ dùng.
  • Chủ trị : Vừa bị bỏng, da chưa nổi bọc nước hoặc bị bỏng napan.
  • Cách dùng – liều dùng: Lá sung tật (loại lá bánh tẻ, xanh không có sâu) rửa sạch phơi khô sao đen (vừa tới). Gạo tẻ giã rồi đem giã lại lần nữa, sàng lấy cám, sao kỹ cho đến khi vừa đen tới.
    • Hai vị trộn lẫn vào nhau tán bột mịn. Dùng rượu trắng tẩm vào bông gạc đắp kín vết thương (bông gạc hơi khô lại tẩm rượu cho ướt đắp tiếp, 2- 30phút sau đó mới rắc thuốc nốt cho chỗ nào rỉ nước vàngdùng bông thấm khô rắc tiếp thuốc phủ kín.
    • Chú ý: Trường hợp bỏng nặng có sốt cao, buồn bực, khát nước đòi uống nước mát, nói mê sảng, đại tiện táo, nước tiểu vàng hoặc đỏ. Hiên tượn hỏa độc tấn công vào trong phải kịp thời uống thang sau: THANH HÓA GIẢI ĐỘC THANG

Kim ngân hoa

  1.  

Kim cúc hoa

  1.  

Bồ công anh

  1.  

Sinh thạch cao (tán bột)

  1.  

Cát căn

  1.  

Chi tử

  1.  

Hoàng liên

  1.  

Hoàng cầm

  1.  

Ngưu thiệt thảo (chút chít)

  1.  

 

 

Các vị sắc với 1200ml nước lấy 600ml nước thuốc chia làm 3 lần trong ngày, uống lúc nguội.

Ngày uống 1 thang, uống liền mấy thang.

  • Trường hợp bị bỏng nặng, sốt đã kéo dài mấy ngày, sốt cao, buồn bực, vật vã khát nước, tiểu tiện ít và đỏ, đại tiện táo bón, môi miệng khô se, Đó là Hiện tượng hỏa thịnh hãm ở trong làm thương tổn tân dịch phải cho uống ngay bài thuốc sau: THẠCH NHIỆT GIẢI ĐỘC DƯỠNG ÂM SINH TINH DỊCH

Kim ngân hoa

  1.  

Kim cúc hoa

  1.  

Sinh địa

  1.  

Huyền sâm

  1.  

Qua lâu căn

  1.  

Hạ khô thảo

  1.  

Xa tiền tử

  1.  

Mạch môn

  1.  

Cốt khỉ củ

  1.  

Quết minh tử

  1.  
  • Các vị cho vào sắc với 1200ml nước lấy 600ml nước chia uống 3 lần trong ngày, uống lúc thuốc đã ngội; Ngày uống 1 thang, uống liền mấy ngày.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan