CÂY BẠC HÀ

  • Tên khoa học: Mentha piperita L hoặc Mentha arrensis L. học Hoa Môi (Labiatae).

  • Tên khác: bạc hà nam – Nhân đơn thảo (TQ) – Menthe (pháp) – Peppermint (Anh).

  • Bộ phận dùng:

    • Cây bạc hà bỏ rễ, gốc, dùng tươi hoặc đã chế biến khô. Được ghi nhận trong Dược điển Việt nam.

    • Lá bạc hà (Folium Menthae) dùng tươi hay khô, gọi là bạc hà diệp.

    • Tinh dầu bạc hà (Aetheroleum Menthea) cắt từ cây bạc hà.

    • Chất đặc, trắng, chiết từ tinh dầu bạc hà gọi là Bạc hà não.

  • Mô tả: Cây bạc hà là cây cỏ sống lâu năm, cao 10 – 70cm hay hơn, thân vuông màu tía, mọc đứng hay hơi bò, có khi phân nhánh, trên thân và có nhiều lông. Lá mọc đối, chéo, chữ thập, cuống dài, rộng 2 – 3cm, dài 3 – 7cm, mép có răng cưa, trên và dưới mặt lá đều có lông che và lông bài tiết. Hoa tự hình sim mọc vòng kẽ lá, cánh hoa hình môi, màu tím hay hồng nhạt, có khi trắng. Mùa hoa tháng 7 – 10, ít thấy có quả và hạt. Tất cả cây, hoa lá đều có mùi thơm. Cây thường được trồng bằng cách giâm cành, mọc tốt ở nơi đất mùn hoặc cát. Trông vào mùa xuân và thu hoạch vào khoảng 3 tháng sau. Ở Việt nam có nhiều loại:

    • Bạc hà Việt nam - Trung quốc hoa mọc vòng kẽ lá, tinh dầu thơm hắc.

    • Bạc hà Châu âu, châu mỹ hoa mọc thành bông ở ngọn hay đầu cành, tinh dầu thơm mát, có hai dạng: Pallescens có thân và lá màu xanh nhạt, hoa màu trắng, nở rất rộ; Dạng rubescens có thân và lá điểm tía, hoa màu đỏ nâu, nở không rộ.

    • Lục Bạc hà có là màu lục sẫm, hoa mọc tự nhiên thành bông ở ngọn hay đầu cành, loại này cho tinh dầu Lưu lan hương chủ yếu dùng cho hương liệu không dùng làm thuốc.

    • Cần phân biệt tránh với cây bạc hà núi hay Sơn bạc hà (TQ) – lá có màu trắng tro, dùng cả câu uống giải cảm, chữa ho.

  • Thu hái và chế biến: Thường một năm có thể cắt cây 2 hay 3 lần: lần thứ nhất vào tháng 6- 7 khi hoa chưa nở thì cắt sau đó vun xới thì 2 tháng sau vào tháng 9 – 10 lúc cây đang ra hoa thì lại thu hoạch cho hiệu suất cao và chất lượng tốt hơn, lứa thứ 3 vào tháng 9 – 10, khi trời khô ráo, cắt lấy đoạn thân, bỏ gốc, rễ, theo kích thước đã quy định. Đem phơi nắng dịu hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 45 độ. Cần thu hái tươi tránh để muộn rụng lá, sản lượng thấp, ít tinh dầu, thu sớm hái non thì tinh dầu lại kém. Chủ yếu cắt tập trung vùng lá vì đó là nơi chứa tinh dầu. Tránh làm nhàu nát khi vận chuyển. Bạc hà có mùi thơm, cay, vị mát.

    • Bạc hà khô có màu xanh nhạt, ít cành, không lẫn rễ, ngửi có mùi thơm mát không mục nát, không sâu hay không dưới 0,8p.100.

  • Thành phần hóa học: chủ yếu là tinh dầu, ở nước ta 1 tấn bạc hà tươi thu được 1 lít tinh dầu.

  • Công dụng: Theo Đông y, Bạc hà vị cay, tính mát, không độc, vào 2 kinh Phế và Can, có tác dụng trừ phong nhiệt,làm ra mồ hôi. Dùng chữa các chứng cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau sưng cuống họng, hoc có đờm, đau răng. Ngoài ra còn dùng làm thuốc giúp thuốc thơm và làm chất dẫn thuốc, giúp tiêu hoa, chữa nôn mửa, đau bụng đi ngoài.

  • Liều dùng: 3 – 4g hãm hay sắc uống. Tinh dầu bạc hà và menthol có tác dụng sát khuẩn, gây cảm giác mát và tê tại chỗ thường dùng làm thuốc sát khuẩn, chữa bệnh ngữa, các bệnh về tai mũi họng, xoa bóp nơi sưng đau.. Theo Tây y, bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau thần kinh, hạ sốt, làm long chất nhày, giúp tiêu hóa, kích thích tiết mật, dùng trong các bệnh về hô hấp, rối loạn tiêu hóa.

    • LƯU Ý: KHông dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vì có thể ức chế cơ quan hô hấp gây ngừng thở, ngừng tim đột ngột gây tử vong.

  • Liều dùng: 0,02 – 0,2ml tinh dầu 1 lần. nếu dùng menthol tính bằng nửa m liều tính rag am. Có thể dùng trong công nghiệp như thuốc đánh răng hoặc dưới dạng kẹo thuốc, dầu cao Sao vàng…

  • Một số bài thuốc:

    • Bài số 1: Chè chữa cảm mạo, nhức đầu: Dùng Lá bạc hà 6g; Kinh giới 6g; Phòng phong 4g; Bạch chỉ 4g. Hãm nước sôi 20 phút, uống nóng.

    • Bài số 2: Dùng chữa các chứng cảm mạo mới phát mà có phong nhiệt thuộc về biểu: Bạc hà 6g; Thuyền thoái 9g; Thạch cao 18g; Cam thảo 4g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa sốt sợ nóng, mồ hôi không thoát ra được, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon: Bạc hà lá 1,5g; Thạch cao sống 30g. nghiền thành bột mịn đều. Mỗi lần uống 1,5g – 2,0g. Mỗi ngày 3 lần, uống với nước đun sôi còn nóng. Sau đó uống nhiều nước nóng.

    • Bài số 4: Dùng chữa các chứng đau đầu, đỏ mắt, họng sưng đau… do phong nhiệt: Bạc hà 3g; Cát cánh 6g; Kinh giới 6g; Phòng phong 6g; Tầm vôi (bạch cương tàm) 9g; Cam thảo 6g. Sắc uống.

    • Bài số 5: Thuc sởi, tống độc: DÙng chữa các chứng sởi mới phát, chưa mọc, mày đay, ngứa ngáy: Bạc hà 3g; Ngưu bàng tử 9g; Thuyền thoái 3g; Cam thảo 3g. Sắc uống. Ngoài ra còn kết hợp tía tô, hoắc hương và bạc hà sắc uống 3 ngày có thể phòng cúm.

    • Lưu ý: Người khí hư, huyết táo (yếu mệt, thiếu máu, da dẻ khô háo) phần dương trong gan bốc quá mức, biểu hư tự ra mồ hôi, không nên dùng. Kiêng ăn cua cá trong khi dùng bạc hà.

  • Bảo quản: lá và tinh dầu phải bảo quản chỗ mát và khô ráo, không làm nát vụn. Tinh dầu nên cất trong lọ thủy tinh kín, không để tiếp xúc với kim loại.

  • Biệt dược: Bổ phế chỉ khái lộ - ngân kiều tán – tang cúc ẩm – Balsamorhinol – PAPs…

    Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan