CÂY BA CHẼ
-
Tên khoa học: Desmodium cephatotes họa Đậu (Fabaceae).
-
Tên khác: Niễng đực – Đậu bạc đầu – Ván đất.
-
Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc đã chế biến khô của cây ba chẽ (Folium Desmodii).
-
Mô tả cây: Cây ba chẽ nhỏ, sống lâu năm, cao 0,5 – 1m. Thân tròn, cành non hình tam giác dẹt. lá kép, gồm 3 lá chét hình trứng, mép nguyên, lá chét ở giữa lớn hơn 2 lá chét 2 bên. Mặt dưới lá có một lớp lông tơ trắng lấp lánh, nhất là các lá non nhiều lông tơ hơn, trắng cả 2 mặt. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chum ở kẽ lá. Quả có lông, thắt lại từng ngăn, mỗi ngăn 1 hạt, hạt hình thận. Cây ba chẽ mọc hoang vùng đồi núi, trung du và đồng bằng.
-
Thu hái và chế biến: Mùa xuân, hạ khi lá xanh tốt, cắt lá để tươi hoặc phơi khô. Khi dùng có thể sao nhẹ, hơi vàng, bốc mùi thơm.
-
Thành phần hóa học: lá ba chẽ chứa các chất tannin, flavônid acid hữu cơ.
-
Công dụng: Dùng lá chữa lị, tiêu chảy, khi cần chữa rắn cắn. Lá ba chẽ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
-
Liều dùng: 20 – 25g (sắc). Ngoài ra còn có thể dùng dưới dạng viên.
-
Bài thuốc:
-
Bài 1: Chữa lỵ: Lá ba chẽ 30g (sao vàng). Thêm nước đun sôi khoảng 15 – 30 phút uống trong ngày (chia làm 2 – 3 lần). uống liên tiếp 5 ngày.
-
Bài 2 : Chữa rắn cắn: Lá ba chẽ tươi 50g; Giã nát, hoặc nhai nuốt nước, bã đắp chỗ bị rắn cắn.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp
-