CÂU ĐẰNG

  • Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (mig)Jacks và một số loài Uncaria khác, họ Cà phê (Rubiaceae), còn gọi là Dây móc câu – Cú giằng – Conam kho – Pược cận

  • Bộ phận dùng: Đoạn thân có gai hình móc câu đã chế biến khô của cây câu đằng (Ramulus cum Uncis Uncariae). Đã được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây, Câu đằng là một loại cây leo, mọc hoang ở miền núi, dài 7 – 8m. Lá mọc đối có cuống, hình trứng, đầu nhọn, khá to, dài 6 – 10cm, rộng 3 – 6cm, mặt trên bóng, nhẵn, mặt dưới như có phấn mốc, ở kẽ lá có gi mọc cong lại như 2 móc câu đối xứng nhau 2 bên như lá. Một cành có tới 4 – 6 đôi móc câu. Hoa nhỏ hợp lại hình cầu, đường kính độ 10mm, hoa 5 cánh màu trắng ngà. Quả nang chưa nhiều hạt. Cây câu đằng mọc hoang vùng núi các tính phía Bắc Việt nam khá nhiều.

  • Thu hái và chế biến: Lấy các đoạn dây câu đằng bánh tẻ, chặt lấy những đoạn có móc cậu độ 2cm, cắt sát gần móc câu, phơi sấy khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, Câu đằng vị ngọt, tính hơi lạnh vào 2 kinh Can, Tâm bào. Có tác dụng thanh can, tức phong, tiềm dương. Theo Tây y, Câu đằng có tác dụng giảm huyết áp, an thần, chống co giật, làm dịu thần kinh, giảm đau. Dùng chữa các chứng phong do can nhiệt, động kinh co giật do sốt cao, các chứng đau váng đầu, bứt rứt không yên, do can dương bốc lên, tăng huyết áp. Liều dùng: 10 – 20g (không nên sắc hoặc đun câu đằng lâu sẽ giảm tác dụng)

    • LƯU Ý: Người không có phong nhiệt cấm uống. Rễ câu đằng có thể dùng chữa tê thấp, viêm khớp. Ở Việt nam có rất nhiều loài câu đằng: Câu đằng Bắc bộ, câu đằng lá to, dây gai mấu; Câu đằng lá mũi mác.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp​

Bài viết liên quan