NHŨ HƯƠNG

  • Tên khoa học: Pistacia lentiscus L, họ Đào lộn hột (Anacardiaceae); Còn gọi là mã vĩ hương.

  • Bộ phận dùng: Chất nhựa dầu lấy ở cây nhũ hương. Được ghi vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây nhũ hương là 1 cây nhỡ, thân cao độ 5m, có nhựa. Lá mọc cách, lá kép lông chim lẻ, 0 – 15 lá chét, hình trứng. Hoa nhỏ, hoa đực màu vàng lục, hoa cái màu lục, quả hạch màu da cam. Cây nhũ hương mọc ở ven biển Địa trung hải, chưa có ở VN.

  • Thu hái và chế biến: Khoảng tháng - 7 thu lấy nhựa, phơi trong bóng râm hay sấy nhẹ đến khô là được. Nhũ hương thành những cục mềm, dẻo, to nhỏ, hình thù không nhất định, bên ngoài vàng nâu, mùi thơm.

  • Công dụng: Theo Đông y, nhũ hương vịđắng, cay, tính ấm. Vòa 2 kinh Tâm, Can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, hành khí, tiêu tan nhọt, giảm đau. Dùng chữa các chứng bệnh: Chấn thương do ngã, đòn, máu ứ, tụ sưng đau, đau bụng, tức ngực do huyết ứ, khí trệ, ho.

    • Liều dùng: 25 – 20g (sắc hay ngâm rượu, tán bột uống.

    • Lưu ý: Người không có ứ trệ, phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra quá nhiều, ung nhọt đã vỡ mũ không dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chấn thương, bị đánh đòn, ngã sưng đau, máu tụ tím:

Nhũ hương

5g

Một dược

5g

Xuyên khung

5g

Huyết kiệt

6g

Cam thảo

3g

Sinh địa

10g

Xích thược

10g

Mẫu đơn bì

10g

Tán bột, trộn đều. mỗi lần uống 3g; ngày 2 lần, uống với nước còn nóng ấm (có thể uống với rượu 30 độ hay nước tiểu trẻ em). Cũng có thể sắc uống, đun nhẹ lửa, đậy kín vung, không đun lâu.

    • Bài số 2: Chữa mụn nhọt sưng tấy đau, làm thoát mủ:

Nhũ hương

5g

Một dược

5g

Kim ngân hoa

15g

Thiên hoa phấn

10g

Đại hoàng

10g

Ngưu bàng tử

10g

Hoàng kỳ

10g

Mẫu lệ

10g

Cam thảo

10g

 

 

Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo, mát, kín.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan