CAM THẢO

  • Tên khoa học Glycyrhizza uralensis Fisch Glycyrrhiza glabra L. Họ cánh Bướm (Papilionaceae), còn gọi là Cam thảo bắc – Mật thảo – Phân thảo – Quốc lão…

  • Bộ phận dùng: Rễ và thân – rễ của cây cam thảo (Radix glycyrrhizae) phơi hay sấy khô, được ghi nhận vào Dược điển.

  • Mô tả: Có 2 cây được dùng làm thuốc:

    • Cây cam thảo Uran là cây cỏ sống lâu năm, cao khoảng 1 – 1,5m. Toàn thân cây có lông rất lớn. Lá kép lông chim, lá chét 9 – 17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Hoa nở vào mjùa hạ và mùa thu hình cánh bướm, màu tím nhạt. Quả giáp, cong hình lưỡi liềm, màu nâu đen, mặt ngoài có nhiều lông, trong có 2 – 8hạt nhỏ dẹt, màu xám nâu hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.

    • Cây cam thảo thân nhẵn: giống cây cam thảo Uran nhưng khác ở chỗ: thân nhẵn, lá chét thuôn dài hơn, đầu không nhọn, hoa ngắn hơn, quả thẳng hoặc hơi cong, mặt quả gần như bóng hoặc có lông ngắn.

    • Cây Cam thảo mọc hoang nhiều ở Trung Quốc, Mông cổ, Nga và một số quốc gia Châu Âu ở nơi , ở những nơi đất khô, có canxi, cát vàng.

  • Thu hái, chế biến: Thu hái vào mùa đông. Đào lấy rê và thân rễ, loại bỏ gốc thân, cành và rễ con rồi cắt đoạn theo đúng quy cách, phơi tái rồi bó thành bó nhỏ, sai lại phơi khô. Nếu đem bỏ lớp vỏ ngoài thì được phần thảo. Loại cam thảo to, da vỏ mịn có những đường rãnh nhăn nhéo màu xanh, nâu, khô chắc, nhiều bột, vị ngọt đậm, mặt cắt ngang có màu vàng ngà là tốt. Loại cam thảo vỏ cứng, màu đen xám, mặt cắt ngang màu vàng xám, vị đắng không dùng. Hiện nay ở nước ta dùng nhiều loại cam thảo nam:

    • Cam thảo dây còn gọi là Dây chi chi, Tương tự đằng, dùng rễ và lá, dây thay thế cam thảo bắc, vị ngọt lợ, Hạt gọi là Tương tự tử rất độc, nuốt vào có thể chết người nếu không được cấp cứu kịp (thường hạt bóng, đỏ và rất đẹp). Rễ cam thảo dây có tác dụng ức chế tính dục, dùng để chữa viêm họng.

    • Cam thảo đất còn gọi là Dã cam thảo. Dùng cả cây là một trong 10 vị của bài thuốc Toa căn bản để chữa sốt, giải độc cơ thể, cả câydùng chữa cảm mạo, viêm ruột, tiêu chảy, thủy thũng.

  • Công dụng: Cam thảo là vị thuốc rất thông dụng trong Đông y và Tây y. Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình (Cam thảo nướng gọi là Chích thro thì tính ấm) vào khắp 12 kinh lạc. Có tác dụng bổ tỳ, nhuận phổi thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Dùng chữa các chứng bệnh yếu đạ dày kém ăn, tiêu chảy, sốt nóng, người mệt mỏi, đau vùng bụng, khát nước, ho đờm, đau họng, tim hồi hộp, bị ngộ độc, mụn nhọt sưng đau. Theo Tây y, cam thảo có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chữa ho, thông đờm, giải độc, giảm huyết áp, chống co thắt, ức chế sự bài tiết dịch vị, chữa các vết loét trong hệ tiêu hóa. Trước đây Tây y chỉ coi cam thảo như một vị thuốc phụ có tác dụng hỗ trợ, làm cho thuốc dễ uống, tuy vậy ngày nay qua nghiên cứu đã chứng minh Cam thảo chữa bệnh:

    • Muối kali và canxi của aid glycyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố bạch hầu, chất độc của cả lợn và rắn, hiện tượng choáng.

    • Giải độc do Strycnin.

    • Muối natri của acid glycyrizic có tác dụng giải độc do clorat hydrat…

    • Có tác dụng gần như Cortison.

    • Giảm bài tiết vị toan, chữa bệnh loét đường tiêu hóa.

    • Ngoài ra cam thảo phối hợp nhiều đơn thuốc có tác dụng giảm nhẹ hoặc hòa hoãn độc tính của những vị thuốc mạnh và sử dụng vị thuốc vốn tương kị.

    • Dùng trong thang thuốc bổ thì có tác dụng làm nhiệm vụ thuốc bổ; Dùng trong thang thuốc mát thì cam thảo có tính giải nhiệt; Dùng trong bài thuốc nhuận thì làm nhiệm vị dưỡng âm. Như vậy, ngoài một vài trường hợp có vai trò thuốc chính thì cam thảo có nhiễm vị thuốc hỗ trợ, hiệp đôngg, điều hòa, điều vị.

    • Liều dùng: 1,5 – 10g, thường dùng sống hay tẩm mật sao, nướng. Cách chế Chích cam thảo, tẩm mật ong, trộn đều sao nhẹ lửa tới màu vàng sẫm, sờ không dính tay là được (cứ 1kg cam thảo phiến thì tẩm 150g – 200g mật ong là đủ).

  • Một số ứng dụng:

    • Bài số 1: ích khí, phục hồi mạch nhịp đều nhanh, chữa các chứng khí huyết đều hư, tim hồi hộp, tự ra mồ hôi:

Cam thảo (chích)

12g

Gừng sống

9g

Hóa ma nhân

9g

Thục địa

12g

Mạch môn

9g

A giao

9g

Đảng sâm

9g

Quế chi

9g

Đại táo

4 quả.

 

 

Sắc uống.

    • Bài 2: Chữa các chứng bắp thịt co rút, đau buốt: Thược dược 12g; Cam thảo 12g.

    • Bài số 3: Chữa ngộ độc do ăn nấm độc, chữa ngộ độc do thuốc trừ sâu nông nghiệp: Dùng cam thảo 30g; Phòng phong 30g. Sắc uống. hoặc có thể thêm đỗ xanh nấu cháo, uống.

  • Lưu ý: Người yếu dạ dày nhưng bụng đầy, nôn mửa không dùng được. Cam thảo tương phản với các vị Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa. Dùng cam thảo quá lâu có thể gây tăng huyết áp thứ phát. Trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc thì dùng sống, trong các bài thuốc bổ thì dùng cam thảo chích, sao.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp​

Bài viết liên quan