BÁN HẠ (THÂN – RỄ)
- Tên khoa học: Pinellia ternate (Thunb) breiten.P.tuberifera Tenore – họ Ráy (Araceae). Còn có tên khác là Thụy ngọc – Dương nhân – Bán hạ bắc.
- Bộ phận dùng: Thân rễ của cây bán hạ đã chế biến khô. Được ghi nhận trong Dược điển của Việt nam và Trung quốc.
- Mô tả: Cây bán hạ Trung quốc là cây cỏ sống lâu năm, thân – rễ hình cầu nhỏ, đường kính 1 – 2 cm, có bột trắng, có nhiều rễ con tua, lá mọc từ gốc, cuống dài 6 – 20cm, cây có 1 – 2 lá, vừa đơn vừa kép, thường chia làm 3 lá chét, lá giữa to hơn, có màu xanh lục bóng. Hoa là một bông, nở vào tháng 5 – 6, mọc từ gốc, hoa có màu vàng lục hoặc tím phớt. Quả mọng nhỏ hình trứng. Nhiều nơi ở Trung quốc còn dùng thân – rễ của cây Chương diệp bán hạ. Cây này có lá chia thành 9 – 11 thùy khía sâu như ngón tay, thân rễ to hơn, đường kính tới 4cm.
- Chế biến và thu hái: Ở Trung quốc, vào hai mùa hạ, thu, đào lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, cạo bỏ vỏ ngoài màu vàng tro, và loại bỏ rễ con, đem phơi khô. Bán hạ Trung quốc không mùi, vị cay, nhai có chất nhày và ngứa họng. Loại Bán hạ củ to, sạch vỏ ngoài, khô chắc, nhiều bột trắng, không khô mốc mọt là tốt, Loại chưa sạch vỏ ngoài hoặc mốc đen không dùng làm thuốc.
- Công dụng: Theo Đông y, bán hạ vị cay, tính ấm, có độc vào hai kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng tiêu đờm, táo thấp, chống nôn, chữa ho, tiêu viêm, đưa hơi đi xuống. Dùng chữa nôn mửa của phụ nữ có thai (nhưng cần cẩn trọng) hoặc do viêm dạ dày mạn tính, ho hen đờm xuyễn, nhức đầu, tức ngực, trúng phong. Theo Tây y, bán hạ có tác dụng chống nôn giảm đau, chữa ho; tiêu nhày, ức chế sự bài tiết của các tuyến, giảm áp lực trong mắt dùng chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, chóng mặt, mất ngủ, ho, viêm cuống phổi, áp xe, mụn nhọt, chữa tăng nhãn áp.
- Liều dùng: 3 – 10g, sắc uống. thường chỉ dùng sau khi chế để lọa trừ chất nhựa nhớt gây ngứa cổ họng. Phương pháp bào chế bán hạ có nhiều như dùng nước nóng dấm chua, ngâm rửa nhiều lần, hoặc dùng những vị có tác dụng tương kị để chế độc như Sinh khương (Bán hạ úy Sinh Khương tức là bán hạ sợ Gừng sống), tạo giác (bán hạ ô tạo giác tức là bán hạ kị Bồ kết…)
- Có thể chế với bạch phàn, cam thảo, vôi cục sống thì được Pháp bán hạ: Chế với bạch phàn, sinh khương thì được Khương bán hạ (thông dụng); chế với bạch phàn thì được Thanh bán hạ.
- Bán hạ sống chỉ dùng ngoài, không được uống gây ngứa họng. Bán hạ còn dùng ngoài đắp để tan những chỗ sưng đau, ung nhọt, áp xe vú. Lấy bán hạ nghiền nhỏ, trộn với lòng trắng trứng gà, bôi chỗ đau.
- Lưu ý: Người thuộc chứng táo nhiệt, phụ nữ có thai dùng phải thận trọng.
- Có thể chế với bạch phàn, cam thảo, vôi cục sống thì được Pháp bán hạ: Chế với bạch phàn, sinh khương thì được Khương bán hạ (thông dụng); chế với bạch phàn thì được Thanh bán hạ.
- Một số bài thuốc ứng dụng:
- Bài số 1: Chữa đàm ẩm (Đờm đặc như hồ hoặc đờm loãng như nước) nôn mửa, đau tức ngực, không khát: Bán hạ 10g; Sinh khương 6g. Sắc uống.
- Bài số 2: Chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, ho có đờm, nhức đầu: Trần bì 8g; Bán hạ 8g; Phục linh 6g; Cam thảo 4g. Sắc uống.
- Bài số 3: Chữa trẻ em ngất bất tỉnh: Sinh bán hạ 4g; Bồ kết 2g, tán nhỏ thổi vào mũi.
- Bài số 1: Chữa đàm ẩm (Đờm đặc như hồ hoặc đờm loãng như nước) nôn mửa, đau tức ngực, không khát: Bán hạ 10g; Sinh khương 6g. Sắc uống.
- BÁN HẠ NAM
- Tên khoa học Typhonium trilobalum Scholl, họ Ráy (Araceae). Tên khác Chóc – Bán hạ ba thùy.
- Bộ phận dùng: Hiện nay ta vẫn dùng bán hạ nam thay cho bán hạ bắc. Bán hạ Nam là thân rễ của cây chóc – đã chế biến khô, được ghi nhân trong Dược điển VN.
- Mô tả cây: Cây bán hạ nam (còn gọi là cây bã chĩa, cây chóc chuột), mọc hoang khắp nơi ở nước ta, tại những chỗ ẩm, râm. Cây bán hạ nam cao khoảng 20 – 30cm. Vào mùa hạ, từ đất mọc lên 1 – 2 lá chia làm 3 thùy. Hoa là bông mỏ, đầu hoa trục dài và nhỏ: hoa cũng nở về mùa hạ.
- Thu hái và chế biến: tháng 7 – 12 khi trời khô ráo, đào lấy thân – rễ, rửa sạch đất cát, cạo sạch vỏ, bỏ rễ con, đem đồ vừa chín, củ nhỏ để nguyên, củ to thái phiến theo đúng quy cách, rồi đem phơi khô hoặc sây nhẹ ở nhiệt độ 50 – 60 độ cho khô. Loại bán hạ nam khô, thịt màu vàng ngà, có nhiều chất bột, không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Bán hạ nam chia làm 2 loại: Củ nhỏ, đường kinh 8 – 15mm, để nguyên củ; Củ to, đường kinh trên 15mm, thái phiến dày 2 – 4mm, gọi là bán hạ phiến.
- Công dụng, liều dùng như Bán hạ Bắc (đã trình bày ở trên).
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp