BẠCH THƯỢC (RỄ)

  • Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall, họ Hoàng liên (Ranunculaceae), còn có tên gọi là Thược dược – Dược.
     
  • Bộ phần dùng là Rễ cây thược dược đã đã được chế biến khô.
     
  • Mô tả: Cây thược dược là cây cỏ sống lâu năm, cao độ 50 – 80cm, rễ củ to, thân mọc thẳng đứng, không có lông. Lá mọc so le, lá kép gồm 3 – 7lá chét lá hành trứng dài 8 – 12cm rộng 2 – 3 cm, mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to, mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, mùa hoa tháng 5 – 7. Không nhầm với hoa thược dược trồng làm cảnh, hoa nở vào dịp đông xuân, nhiều màu sắc (Dahlia pinnata Cav, họ Cúc).


     
  • Thu hái và chế biến: Sau 4 năm trồng mới bắt đầu thu hoạch, đào rễ vào tháng 6 hoặc tháng 8 – 10. Cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, đồ lên cho chín, sửa lại cho tròn, cho thẳng rồi đem phơi khô (không phơi nắng quá to cho khỏi nứt nẻ, cong queo). Bạch thược không mùi, hơi đắng mà chua. Loại bạch thượcrễ to, dài, chắc, nhiều bột, mặt ngoài trắng đều, không mốc mọt là tốt. Loại rễ nhỏ, ngắn, cong, ít bọt, mặt ngoài có đốm đen là kém chất lượng. Các loại rễ con và loại chưa cạo vỏ ngoài không dùng.
     
  • Công dụng: Theo Đông y, Bạch thược vị đắng, chua, tính hợi hàn, vào kinh Can. Có tác dụng dịu gan, giảm đau, bổ máu, lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh đau bụng, tả lỵ, ra mồ hôi trộm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng nhức đầu, chân tay mỏi nhức, xích bạch đới lâu năm không khỏi. Theo Tây y, Bạch thược có tác dụng giảm đau, chống co thắt, ức chế sự bài tiết của dạ dày. Ngoài ra còn dùng để chữa tăng huyết áp.
     
    • Liều dùng: 5 – 10g, tán bột sắc uống. Có thể sao lửa nhẹ tới khi vàng hay sao lửa mạnh tới khi vàng sém hoặc tẩm rượu sao nhẹ lửa (cứ 1kg bạch thược thì dùng 100g rượu).
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Chữa đau bụng, hai chân và đầu gối đau nhức không co duỗi được: Bạch thược 10g; Cam thảo 5g. Sắc uống.
       
    • Bài số 2: Chữa chảy máu tử cung:
       

Bạch thược

  1.  

Mẫu lệ

  1.  

Thục địa

  1.  

Hoàng kỳ

  1.  

Can khương

  1.  

Lộc giác giao

  1.  

Quế tâm

  1.  

 

 

Tán bột uống trong 2 ngày.

  • Bài số 3: Thuốc bột dưỡng huyết, bình can, chữa chứng hành kinh đau bụng:

Bạch thược

  1.  

Đương quy

  1.  

Hương phụ chế

  1.  

Thanh bì

  1.  

Sài hồ

  1.  

Xuyên khung

  1.  

Sinh địa

  1.  

Cam thảo

  1.  
  • Bài số 4: Thanh Bạch thược, hoàng cầm chữa đau bụng, đi lỵ, tiêu chảy: Dùng Bạch thược 9g; Haongf cầm 9g; Cam thảo 4,5g. Sắc uống.
  • Bảo quản: Do dễ bị mốc mọt, cần để nơi khô ráo, kín mát.
     
  • Biệt dược: Bài Tứ vật thang.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan