BA KÍCH

  • Tên khoa học: Morinda oficinalis How. Họ Cà phê (rubiaceae). Tên khác ba kích thiên (TQ), cây ruột già – Chầu phóng xì…
     
  • Bộ phận dùng: Rễ cây ba kích phơi hay sấy khô, được ghi nhận trong Dược điển của VN và TQ.
     
  • Mô tả: Cây ba kích là một cây cỏ, sống lâu năm, thân leo. Lá mọc đối, phiến cứng, hình mũi mác nhọn, mép nhẵn, dài 6 – 14cm, rộng 2 – 5cm, lá non có màu xanh, lá già màu trắng mốc. Đầu hạ nở hoa, lúc đầu trắng sau thành vàng, 2 – 10 cánh hoa, 4 nhị. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đỏ. Cây Ba kích mọc hoang nhiều ở các vùng Tây bắc và ĐÔng băc nước ta, dưới tán rừng. Ở trung quốc cũng chỉ có các tỉnh Quảng Động và Quảng Tây giáp với Việt nam, các nước khác không thấy có.


     
  • Thu hái và chế biến: rễ đào quanh năm, tốt nhất là thu đông. Chọn những cây mọc lâu năm, đào lấy rễ to trên 7mm đường kính, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất, phơi nắng hoặc sấy khô. Có thể phơi gần khô đập dẹt, tránh không được đập nát rồi lại phơi nắng hoặc sấy thật khô. Cũng có thể đồ qua hơi nước độ 30 phút rồi đập dẹt và phơi sấy như trên. Khi dùng rửa nước nóng cho mềm, bỏ lõi xơ thì gọi là ba kích nhục.
     
    • Ba kích không mùi, vị ngọt hơi chát. Rễ của ba kích khô, toa mập, dài, da nâu tro, thịt dày, nhuận, màu hồng hơi tía, giữa lõi có  xơ dai màu vàng nâu, không mốc, mọt, không vụn nát là loại tốt. Loại rễ nhỏ, gày, ít thịt, màu tro, ít ngọt là kém.
       
  • Công dụng: Theo Đông y, ba kích vị cay ngọt, tính hơi ẩm vào kinh Thận. Có tác dụng bổ thận dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. DÙng chữa các bệnh thuộc liệt dương (dương suy), di mộng tinh, hoạt tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, một số trường hợp vô sinh ở nữ. Còn dùng trong chữa bệnh phong thấp, gân cốt yếu mềm, lưng gối đau mỏi. Ba kích có tác dụng giảm đau, giảm huyết áp. Liều dùng: 3 – 9g một ngày dạng sắc hay ngâm rượu uống. Có thể chế tẩm với cam thảo (10kg ba kích thì dùng 625g cam thảo; hoặc tẩm với muối ăn (10kg ba kích với 200g muối với lượng nước vừa đủ.)
    • Lưu ý: Người âm hư hỏa vượng (tiểu đỏ, mắt mờ, miệng dắng khát, đại tiện táo không được dùng.
       
  • Bài thuốc ứng dụng:
    • Chữa yếu gan, thận, đau lưng, hoạt tinh: Ba kích 20g; Nhục thung dung 20g; Ngũ vị tử 20g; Cốt toái bổ 10g; Nhân sâm 10g; thục địa 20g; Nghiền vụn, luyện với mật ong, chia thành viên, uống trong 5 ngày.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan