HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH HAY ĐẠI TRÀNG CHỨC NĂNG
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH HAY ĐẠI TRÀNG CHỨC NĂNG
Bệnh đại tràng cơ năng hay hội chứng ruột kích thích khá phổ biến trên thế giới như ở Pháp, tỷ lệ mắc chiếm khoảng 60% bệnh nhân đến khám tiêu hóa. Ở Việt Nam, tỷ lệ này còn phổ biến hơn vì các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột, thường đê lại hậu quả là rối loạn cơ năng đại tràng.
- Tổng quan: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý tiêu hóa mạn tính diễn biến liên tục hoặc gián đoạn với đặc trưng là đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa như đi chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai.
Những triệu chứng này khá phổ biến. mọi người bình thường trong cuộc sống ít nhiều đều mắc các triệu chứng này nhưng ở bệnh nhân IBS thường hay gặp và nặng nề hơn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Hội chứng ruột kích thích hay bệnh đại tràng chức năng
Bản chất của IBS rất đa dạng, thường không chỉ có triệu chứng tiêu hóa mà còn có triệu chứng kèm thêm như mệt mỏi, khó thở, nóng rát, đau lưng, nhức đầu, chóng mặt, đi tiểu nhiều lần, chán ăn, khó ngủ…
IBS là một bệnh lý, một trạng thái không hòa hợp giữa tinh thần và nội tạng hơn là một nguyên nhân đặc hiệu, chẩn đoán thường có tính chủ quan, điều trị thường không hiệu quả.
- Yếu tố nguy cơ
- Giới: Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, triệu chứng nhiều hơn, khó chịu hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhiều hơn.
- Tuổi: IBS ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người trẻ hơn người già, tần suất thường giảm ở độ tuổi sau 50.
- Tâm lý bệnh học: Những người có dấu hiệu tâm thần thường gặp cao hơn, nhất là lo âu, trầm cảm, ngoài ra còn có thể gặp ở người có cơn hôt hoảng, ám ảnh, sợ hãim rối loạn giấc ngủ hoặc nghiện rượu.
IBS gây phiền toái rất lớn cho người mắc phải.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán: Các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 12 tuần với 2 trong 3 tính chất:
- Giảm đau khi đi đại tiện.
- Số lần đi vệ sinh cũng có liên quan đến khởi phát cơn đau.
- Sự thay đổi hình thái của phân cũng liên quan đến khởi phát cơn đau.
Khi xem xét có bị IBS hay không các bạn cũng có thể đánh giá dựa trên 3 triệu chứng chính: Đau bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng.
- Đau: không có đặc điểm nhất định, có thể dọc theo đại tràng, thậm chí đau tăng khi ăn, để lạnh bụng cũng gây đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc 1 hay 2 ngày
- Phân lỏng hay nát nhưng không có máu:
- Số lần đại tiện thay đổi (>3 lần /ngày) hoặc <3 lần /tuần).
- Tính chất phân bất thường >1/4 số lần đại tiện.
- Cảm giác bất thường khi đai đại tiện: đi gấp, đi rặn, hoặc cảm giác chưa hết phân >1/4 số lần đại tiện.
- Đi ra nhiều nhày >1/4 số lần đại tiện.
- Ngoài ra còn có thể có cảm giác đầy bụng, chướng bụng, ấm ách bụng, trung tiện nhiều, đau đầu, mất ngủ…
Làm sao để đối phó với IBS?
Trên thực tế ngoài những dấu hiệu trên, một số triệu chứng khác cũng góp phần giúp chẩn đoán IBS như: có sự đa dạng về các triệu chứng cùng xuất hiện; có lo âu hoặc trầm cảm, triệu chứng thường tăng lên sau khi ăn…
Trên thực tế không có một sự trị liệu nào thực sự có hiệu quả với IBS,
- Nên tiết chế ăn uống, kiêng các loại thực phẩm không thích hợp hoặc đã biết là nguyên nhân gây đau; nếu táo nên dùng thực phẩm nhuận tràng, và ngược lại nếu đi ngoài phân nát nên ăn khô dễ tiêu, ăn phải nhai kỹ, ăn chậm.
- Tập thói quen đi ngoài hàng ngày.
Một số vị trí gây tình trạng đau cho người bệnh
Các ban cũng có thể hỗ trợ điều trị bằng:
- Thể dục trị liệu: xoa bóp bụng, châm cứu, phản xạ liệu pháp: với tình trạng phân lỏng đi nhiều lần trong ngày cố gắng tập giảm số lần đi ngoài một ngày xuống còn 2 – 3 lần tránh gây tình trạng muốn đi ngoài nhiều.
- Thực hiện tâm lý liệu pháp, giảm căng thẳng (stress) trong cuộc sống, lo âu, bồn chồn. Học cách điều chỉnh tâm lý và cách suy nghĩ tiêu cự thành tích cực.
- Học cách phát hiện ra nguồn gốc các triệu chứng: bạn có thể bị đầy bụng, khó tiêu do ăn chua và quá nhiều thịt và mỡ…
Bệnh này thường là lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian sống nên đôi khi bị người bệnh chủ quan, không đi khám bệnh sớm, tự chữa dẫn đến kéo dài và do vậy dễ bỏ qua các dâu hiệu nguy hiểm như ung thư.
- Sách tham khảo và trích dẫn: Bệnh tiêu hóa – Gan mật- ĐH Y Dược Huế.
- Bài giảng Bệnh học nội khoa – ĐH Y Khoa Hà Nội.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.