BA ĐẬU

  • Tên khoa học: Croton tiglium L, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
     
  • Tên khác: Ba đậu (TQ) – Ba nhân – Cóng khỏi – cây đề - Giang tư…
     
  • Bộ phận dùng: Quả ba đậu (Fructus Crotonis) già phơi khô. Tây y dùng dầu ba đậu là dầu ép từ hạt ba đậu.

  • Mô tả cây: Cây ba đậu là một cây nhó cao 4 – 6m, càng nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhọn dài 6 – 8cm, rồng 4 – 5cm, cuống nhỏ, dài 1 – 2cm. Cây thường có một số lá màu đỏ nâu làm cho cây dễ nhận. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 – 20cm; Hoa 5 cánh, màu lục, hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh, cuống nhỏ dài 1 – 3mm. Hoa nở cuối tháng 4 đầu tháng 5, quả nang, nhẵn, màu vàng nhạt chia làm 3 ngăn, mỗi ngăn có một hạt. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4 – 6mm, ngoài có vỏ cứng, màu nâu xám.
     
  • Thu hái, chế biến: Vào tháng 8 – 9, khi quả chín nhưng chưa nứt vỏ thì hái về, phơi năng hoặc sấy nhẹ cho khô. Để nguyên quả dễ bảo quản, khi dùng đập lấy hạt, phơi khô. Hạt ba đậu không mùi, vị cay tê (tránh nếm nhiều). Ba đậu khô, nguyên quả, hạt già, chắc mập, nhân màu trắng, có nhiều dầu thì tốt. Ba đậu hạt lép, nhân ít dầu hoặc vỡ nát nấm mốc mọt là kém. Tránh nhầm lẫn với hạt quả cây dầu mè còn gọi là ba đậu nam, Cọc rào, Ngô đồng.
     
  • Công dụng: Theo Đông y, ba đậu có vị cay, tính nóng, rất độc, vào 2 kinh Vị và Đại tràng. Có tác dụng phá tan hòn cục tích tụ, tống đờm ra, tiêu thủy thũng. Thường dùng dưới hình thức ba đậu sương tức hạt ba đậu ép hết dầu (Khử du) với liều 0,01 – 0,05g. Ba đậu sương đã được ghi nhân vào Dược điển VN: lấy ba đậu nhân nghiền nát, bọc bằng nhiều lớp, giấy hút dầu, hơ nóng, ép bỏ hết dầu, sao vàng.
     
  • Liều dùng: Liều tối đa: 1 lần 0,05g – 24h 0,01g. Với liều cao, trên hai giọt gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc: nôn mửa, tiêu chảy nhiều, toát mồ hôi và chết. Nếu bị trúng độc do đậu, theo kinh nghiệm dân gian để giải độc dùng nước lạnh, nước Hoàng liên, nước đậu đũa, đậu cả (Dolichos sinensis Linn, họ Cánh bướm Papilionaceae).
     
    • Lưu ý: Uống ba đậu thì cấm uống rượu. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh và người yếu mệt không được dùng.
       
  • Bài thuốc ứng dụng: Trị thủy thũng: Ba đậu 200mg; Hạnh nhân 3g; Chế thành thuốc viên nho bằng hạt cải. Uống mỗi lần 3 viên, mỗi ngày 2 lần, tới khi nào thấy lợi tiểu tiện, đi ngoài nhuận.
     
  • Bảo quản: Độc Bảng A. Để nơi khô ráo, râm mát. Lưu ý, rễ cây ba đậu sắc uống chữa phong thấp, đau lưng mỏi chân do thấp, liều dùng: 3 – 6g một ngày. Rễ cũng độc như hạt. Do độc tính cao, hiện nay ít dùng ba đậu làm thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan